- >> Lý lịch nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên Nguyễn Thị Kim Ngân
- >> Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ nhậm chức
- >> Bà Nguyễn Thị Kim Ngân trở thành nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên
- >> Hôm nay, bầu Chủ tịch Quốc hội và miễn nhiệm Chủ tịch nước
- >> “Nhân sự bầu Chủ tịch Quốc hội là nữ tạo dấu ấn lịch sử”
Sáng ngày 31/3 Quốc hội đã bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân giữ chức Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Trước đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về kết quả, tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại Đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia thay ông Nguyễn Sinh Hùng vừa được Quốc hội miễn nhiệm vào ngày 30/3.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội Tuyên thệ nhậm chức |
Quốc hội tiến hành bầu hai chức danh trên bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Kết quả kiểm phiếu có 472/481 phiếu hợp lệ (chiếm 95,5%) tán thành bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội. Số phiếu không đồng ý là 9, chiếm 1,82%.
467/477 phiếu hợp lệ (chiếm 91,5%) tán thành bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân chức vụ Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia. Số phiếu không đồng ý là 10, chiếm 2,22%.
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt (475 đại biểu) tán thành.
Như vậy, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã trở thành nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam và cũng là lãnh đạo nữ đầu tiên trong những chức danh chủ chốt, đứng đầu Đảng, Nhà nước.
Ông Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua giữ chức Chủ tịch nước vào sáng 2/4.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Quốc hội tặng hoa chúc mừng ông Trần Đại Quang được bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước |
Trước đó, Quốc hội tiến hành bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Ông Huỳnh Văn Tí (đoàn Bình Thuận) – Trưởng Ban kiểm phiếu cho biết, đại đa số phiếu tán thành bầu ông Trần Đại Quang giữ chức vụ Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
Sau khi trúng cử, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tuyên thệ trước Quốc hội trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
Ông Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956, quê tỉnh Ninh Bình, đại biểu Quốc hội khoá XIII, là GS.TS luật, từng đảm nhiệm các chức vụ: Cục trưởng Cục Tham mưu an ninh, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh, Uỷ viên thường vụ Đảng uỷ Công an nhân dân, Thứ trưởng Bộ Công an.
Là Uỷ viên Trung ương các khoá X, XI, XII, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XI, XII, Uỷ viên Ban cán sự Đảng Chính phủ, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an, Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Việt Nam lên tiếng về hoạt động của giàn khoan Trung Quốc ở Biển Đông
- >> Mỹ không thừa nhận vùng kiểm soát trên Biển Đông của Trung Quốc
- >> Hình ảnh: Biểu tình phản đối Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông
- >. Người Việt tại Hàn yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông
Chiều 31/3, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã thông báo các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới đồng thời trả lời các câu hỏi mà phóng viên quan tâm.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin giàn khoan Hải Dương 943 của Trung Quốc đang hoạt động thuộc vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ - khu vực Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang đàm phán để phân định, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết:“Các bên liên quan cần tránh các hoạt động đơn phương làm phức tạp tình hình, không có lợi cho việc đàm phán phân định vùng biển này.
Việt Nam bảo lưu các quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực này, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và thực tiễn quốc tế liên quan”.
Bắt đầu đăng ký dự thi THPT Quốc gia năm 2016
- >> Chính thức phát hành cẩm nang tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016
- >> Kỳ thiTHPT Quốc gia 2016: Thí sinh không được làm tròn đến 0,25 điểm
- >> Thi THPT Quốc gia 2016: Hà Nội công khai đăng ký chọn nguyện vọng
- >> Tuyển sinh đại học 2016: Thí sinh không nên chọn “bừa” ngành nghề
- >> Đề thi THPT Quốc gia năm 2016 có gì đặc biệt?
Ngày 1/4, thí sinh lớp 12 trên cả nước chính thức bắt đầu đăng ký dự thi (ĐKDT) THPT Quốc gia năm 2016. Thời gian nộp hồ sơ ĐKDT theo quy định của Bộ GD-ĐT là từ 1 - 30/4/2016. Vào hạn chót thời gian đăng ký dự thi, thí sinh không được phép thay đổi thông tin về cụm thi và môn thi đã đăng ký.
Các thí sinh lớp 12 có thể mua và nộp hồ sơ ĐKDT THPT Quốc gia tại trường THPT đang theo học. Thí sinh theo học bổ túc văn hóa mua và nộp hồ sơ tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên.
Các thí sinh tự do mua hồ sơ tại trường THPT hoặc phòng giáo dục cấp quận, huyện. Thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT các năm trước không phải làm phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp.
Thí sinh tự do có thể nộp hồ sơ tại phòng giáo dục của bất cứ quận, huyện hoặc trường THPT trên toàn quốc. Nộp hồ sơ ở đâu thì thi tại cụm thi được Bộ GD-ĐT quy định cho quận, huyện hoặc trường đó và phải tuân theo mọi quy định của Sở GD-ĐT khu vực đó.
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016, thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn bắt buộc là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Thí sinh lưu ý cần cân nhắc điền môn tự chọn khi ghi phiếu đăng ký dự thi. Điều này rất quan trọng trong việc xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ của thí sinh.
Năm nay, Hà Nội có khoảng 63.000 học sinh đăng ký tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016. Trong đó có khoảng 14.000 học sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT, nhiều hơn năm ngoái (năm 2015 là hơn 11.000 thí sinh).
- >> Vụ bảo vệ dâm 20 bé gái tiểu học: “Chú ấy cho cháu kẹo rồi bịt mắt…”
- >> Điều tra làm rõ vụ bảo vệ dâm ô hơn 20 bé gái tiểu học
- >> Hàng loạt nữ sinh bán trú tiểu học nghi bị bảo vệ của trường dâm ô
Theo thông tin điều tra từ cơ quan chức năng, trong thời gian từ năm 2014 đến thời điểm bị tạm giữ, đối tượng Đỗ Văn Nam trong vai trò bảo vệ đã có hành vi sàm sỡ, dâm ô với 14 cháu học sinh tiểu học trong độ tuổi từ 6 – 11. Trong số 14 bị hại, đối tượng thừa nhận có 6 trường hợp đối tượng đã thực hiện hành vi dâm ô đến cùng. Đáng chú ý, một số trường hợp học sinh bị đối tượng dâm ô nhiều lần
Lấy lời khai của đối tương Đỗ Văn Nam |
Trước đó, sự việc bị phát giác khi có 1 trường hợp học sinh bỏ học, gia đình sau khi nắm bắt thông tin đã có đơn trình báo. Tới trưa 16/3, đối tượng Đỗ Văn Nam đã lập tức bị tạm giữ tại cơ quan công an để tiến hành điều tra.
Công an vào cuộc vụ nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị hành hung dã man
- >> Vụ nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị hành hung: Thách thức pháp luật
- >> Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng nói gì sau vụ bị côn đồ hành hung dã man?
- >> Vụ nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị hành hung dã man: Công an vào cuộc
- >> Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - máu, nước mắt và nụ cười
Trước vụ việc nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, báo Lao Động đang trên đường tác nghiệp bị 3 đối tượng lạ mặt dùng gậy đánh gây nhiều vết thương nặng và dập ngón tay, chiều 25/3, lãnh đạo báo Lao Động đã có buổi họp mặt báo chí thông tin chi tiết về vụ việc. Lãnh đạo báo Lao Động cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 7h45 phút sáng ngày 23/3 tại khu vực chung cư Kim Lũ (phía sau Đại học Thăng Long, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng khi đang trên đường đi thực hiện nhiệm vụ do cơ quan giao, bị ba đối tượng lạ mặt dùng gậy đánh tới tấp khiến anh Hoàng bị nhiều vết thương nặng, ngón tay bị dập…
Theo lãnh đạo báo Lao Động, lúc đó do bị đánh bất ngờ nên nhà báo Hoàng không thể chống cự được mà nằm co người xuống đất để thủ thế chống đỡ. Ba đối tượng đã dùng gậy, tay và chân đánh, đá liên tiếp, thậm chí, các đối tượng còn dùng chân đạp vào đầu anh Hoàng.Do vẫn đội mũ bảo hiểm nên phần đầu không bị ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên, ngón tay trỏ của bàn tay phải đã bị đánh nát, nhiều vết trên người bị sưng to, trầy xước, bầm tím…Các đối tượng đã cố tình giật mũ của anh Hoàng ra khỏi đầu, dùng nhiều vật khác nhau để gây tổn thương trên thân thể anh, có ít nhất là 3 loại vật cứng.
Cho đến khi nhà báo Hoàng nằm bất động thì các đối tượng mới chịu bỏ đi.
Trước đó, sáng 25/3, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn gửi Công an TP Hà Nội, Công an quận Hoàng Mai đề nghị điều tra vụ việc.
Cùng ngày, lãnh đạo phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an thành phố Hà Nội cho biết đã nhận được thông tin từ báo Lao Động về việc nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị hành hung. Phòng Cảnh sát hình sự Hà Nội đang phối hợp với Công an quận Hoàng Mai thu thập chứng cứ, xác minh điều tra làm rõ vụ việc
Diễn viên hài Minh béo bị bắt tại Mỹ
- >> Đại diện Tổng Lãnh sự San Francisco làm việc với luật sư vụ Minh Béo
- >> Nếu vụ việc của Minh Béo xảy ra ở Việt Nam
- >> “Minh Béo khó được tại ngoại vì là công dân nước ngoài“
- >> Từ việc Minh Béo bị bắt, ngẫm nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam
- >> Minh Béo bị bắt vì xâm hại tình dục trẻ em nhìn từ góc độ luật pháp
Minh Béo (tên thật là Hồng Quang Minh) sinh năm 1977 đã bị Tòa Thượng Thẩm California, Orange County truy tố về ba tội danh: quan hệ bằng đường miệng (oral copulation) với một nam thiếu niên dưới 18 tuổi, Toan có hành động dâm ô với trẻ em dưới 14 tuổi và Hẹn hò gặp gỡ với dự tính có hành động dâm ô với trẻ vị thành niên. Số tiền tại ngoại được đề nghị là 1 triệu USD.
Ngày 31/3, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cung cấp thông tin về công tác bảo hộ công dân trong vụ diễn viên Minh Béo bị bắt giữ ở Mỹ, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: “Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco cho biết, sáng 29/3/2016 (theo giờ địa phương), hai đại diện của Tổng Lãnh sự đã đến thăm công dân Hồng Quang Minh (nghệ danh Minh Béo) và làm việc với đại diện trại giam cũng như nhóm luật sư xử lý vụ án”.
“Tổng Lãnh sự quán đang làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để có các biện pháp bảo hộ công dân phù hợp”./.