Nạn nhân của những vụ khủng hoảng truyền thông có thể là những người mẫu, diễn viên, ca sĩ, người dẫn chương trình, vận động viên thể thao… Mới đây nhất, cộng đồng mạng “dậy sóng” trước scandal nghi án giật chồng của một nữ ca sĩ được mệnh danh là nữ hoàng giải trí hiện nay – ca sĩ Hồ Ngọc Hà.

Chỉ với cụm từ “Hồ Ngọc Hà giật chồng”, trang tìm kiếm Google đã cho ra hơn 650.000 nghìn kết quả. Những nhân vật ảo lớn tiếng "bóc" Hồ Ngọc Hà bằng những chuyện mà ít ai có thể kiểm chứng được, rồi từ đó nhiều người cho rằng cô là kẻ phá vỡ hạnh phúc gia đình của người khác, không xứng đáng làm đại sứ thương hiệu của nhiều nhãn hàng nổi tiếng.

Cư dân mạng còn lập hẳn một trang mạng “tẩy chay Hồ Ngọc Hà” trên Facebook và viết thư gửi đại diện một số nhãn hàng mà ca sĩ này đang làm gương mặt đại diện, đề nghị thay thế người khác, nếu không sẽ tẩy chay các sản phẩm này.

ava_zkax.jpg
Hồ Ngọc Hà

Theo nhà văn Trang Hạ, dù là ở trong hay ngoài cuộc thì ai cũng nhìn rõ được thiệt hại cả về vật chất, tinh thần, uy tín và danh dự mà nạn nhân của những cuộc khủng hoảng truyền thông phải gánh chịu.

“Tôi nghĩ, vụ việc của Hồ Ngọc Hà không chỉ là khủng hoảng truyền thông mà còn là khủng hoảng các giá trị trong xã hội ngày nay như giá trị đạo đức, con người, về khả năng được và không được đối xử với truyền thông và mạng xã hội. Tôi nghĩ, sau trường hợp của Hồ Ngọc Hà, nếu còn nghệ sĩ nào chủ quan với những đốm lửa nhỏ nhúm lên trên mạng xã hội thì sẽ phải giật mình, nhớ tới “đám cháy” của Hồ Ngọc Hà”./.

Nghe chương trình “Điểm hẹn 17h”, phát sóng trênh Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp VOV1 về chủ đề “Khủng hoảng truyền thông”: