vov_1_tpfc.jpg
Điểm mới và tạo dấu ấn trong lễ hội năm nay đó chương trình "Thanh trà tiến vua" được Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế phối hợp với UBND phường Thủy Biều tổ chức rước Thanh trà từ hai đình làng Lương Quán và Nguyệt Biều bằng đường sông để vào Đại Nội Huế vào sáng 31/8.
Thanh trà thường nặng trên dưới 1kg, hình quả lê, vỏ màu vàng nắng. Người sành ăn dùng dao sắc gọt lớp vỏ phần cuống, dùng tay lột từng lớp vỏ tách lấy phần ruột để thưởng thức mùi thơm hạt tinh dầu bắn ra từ vỏ.
Trái Thanh trà đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận thương hiệu sản phẩm với tên gọi “Thanh trà Huế” từ năm 2007.
Tiết mục văn nghệ về loài trái cây tiến vua.
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại lễ hội, lễ hội diễn ra trong 4 ngày thu hút đông người dân xứ Huế và các địa phương khác về tham dự.

Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Biều cho biết, nếu so với các loại cây ăn trái khác thì thanh trà cho giá trị kinh tế cao gấp 5-7 lần. Hiện một hecta Thanh trà cho thu nhập từ 150-200 triệu đồng nên nhiều hộ dân đang đầu tư vốn chuyển dần diện tích đất trồng các cây lâu năm sang trồng Thanh trà.
Dù diện tích phát triển song thanh trà Thủy Biều không lo về đầu ra do Hợp tác xã Nông nghiệp Thủy Biều đã hợp đồng với các siêu thị, đại lý ở các tỉnh cung cấp số lượng lớn.
Đặc biệt, tại lễ hội năm nay đã tái hiện một nghi thức truyền thống đặc sắc đó là lễ rước và nghi lễ "cung tiến thanh trà" từ đình làng Lương Quán (phường Thủy Biều, Huế) đến cửa Ngọ môn (Đại nội Huế).
Bắt đầu từ đình Lương Quán, lễ rước đi qua bến Phủ ở sông Hương (với 7 thuyền chở hoa quả và người dân có sản phẩm cung tiến). Đoàn rước đi trên sông Hương đến dừng lại ở bến trước mặt vườn An Hiên.
Thiếu nữ duyên dáng trên vai là gánh thanh trà tiến vua.

Xuôi dòng Hương Giang thanh trà được rước trên thuyền về cung.
Di chuyển đến ngoài cửa Quảng Đức (Kinh thành Huế). Tiếp đó, đoàn rước cung tiến thanh trà đến cửa Ngọ môn.
Đoàn rước Thanh trà dừng tại trước cửa Ngọ Môn để làm lễ cung tiến.
Lễ tiếp nhận diễn ra ngay tại cửa Ngọ Môn.