Hiện nay, đời sống vật chất ngày càng cao, việc ăn uống thiếu cân đối, lạm dụng bia, rượu xuất hiện ngày càng nhiều người mắc bệnh gout. Không chỉ người béo phì mà ngay cả những người gầy cũng có thể mắc căn bệnh này.
Triệu chứng điển hình của bệnh là nổi cục hoặc viêm ở các khớp, gây đau đớn cho người bệnh. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.
![]() |
Làm thế nào để nhận biết mình có mắc phải căn bệnh này hay không, cách phòng tránh bệnh cũng như chế độ dinh dưỡng đối với người bị gout? Các bạn sẽ được giải đáp bằng cách gửi câu hỏi tới Chương trình Phòng mạch online của VOVNews.
* Bác sĩ ơi, làm thế nào để nhận biết được bệnh gout (ho dang tam, 21 tuổi, nam)
Nếu bị cơn gout cấp tính tái phát nhiều lần, bệnh sẽ chuyển sang mạn tính với biểu hiện viêm nhiều khớp, có thể xuất hiện các hạt tophy (Sự lắng đọng của tinh thể Urat ở vùng phần mềm cạnh khớp, vành tai…) kèm theo bệnh nhân có thể có các biểu hiện sỏi thận, suy thận…
* Tôi bị gout khá nặng. Thỉnh thoảng vui tôi vẫn uống rượu và hút thuốc lá. Có phải kiêng hoàn toàn 2 món "khoái khẩu" này không thưa các bác sĩ? (Nguyễn Văn Tư, 35 tuổi, Hà Nội)
* Tôi mắc bệnh gout đã 38 năm nay rồi, tôi đã chữa nhiều loại thuốc cả Đông Tây y đều không có hiệu quả gì bệnh tình không giảm nay tôi muốn chương trình phòng mạch online của VOVNews bày cho tôi cách phòng và chế độ ăn, cách điều trị và điều trị bằng cách nào tố nhất? (Nguyễn Thạc Quyết, 58 tuổi)
Cách điều trị như sau:
Chế độ ăn uống cần chú ý tránh các thức ăn giàu purin như phủ tạng động vật như lòng, tiết canh, gan lách; các thịt đỏ giàu nhân purin như thịt chó, thịt bò, bê, thịt dê; hải sản như tôm, cua, cá béo; đậu hạt các loại. Lượng thịt ăn vào trong ngày không quá 150g. Tránh các thức uống có cồn như rượu, bia. Có thể ăn trứng, sữa, hoa quả. Đảm bảo lượng nước trong ngày, đặc biệt tốt nếu bệnh nhân uống các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm.
Thuốc điều trị gút hiện nay cơ bản vẫn là colchicin hoặc các thuốc chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam, celecoxib...dùng trong các đợt cấp của bệnh. Các thuốc trên cũng được dùng để dự phòng cơn gút cấp trong những trường hợp cơn gút cấp hay tái phát theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa Khớp. Các thuốc nhóm gây hạ acid uric máu như allopurinol, probenecid, febuxostat...được chỉ định trong mọi trường hợp gút, song không nên dùng khi đang có cơn cấp mà nên chờ sau khoảng 1 tuần khi triệu chứng viêm đã giảm. Cần theo dõi nồng độ acid uric máu để chỉnh liều. Nhóm corticoid (pednisolon, dexamethason...) và salicylat là các thuốc chống chỉ định trong điều trị gút. Corticoid chỉ được dùng hãn hữu và phải có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. Tuy nhiên hiện nay xảy ra tình trạng không ít bệnh nhân tự dùng corticoid để điều trị bệnh. Không những không điều trị khỏi bệnh mà người sử dụng còn phải chịu rất nhiều tác dụng phụ nặng nề do corticoid gây nên (tăng huyết áp, tiểu đường, nhiễm khuẩn...) hoặc bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang mạn tính, ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng vận động và sinh hoạt của bệnh nhân.
Phòng bệnh gút: ngoài việc điều chỉnh bằng chế độ ăn cần tránh béo phì, tránh dùng các thuốc làm tăng acid uric máu như lợi tiểu hypothyazid, lasix; thuốc corticoid; aspirin, ethambutol, một số thuốc điều trị ung thư.
Tóm lại, người mắc bệnh gút cần được thầy thuốc chuyên khoa tư vấn, theo dõi, đặc biệt ở giai đoạn sớm để ngăn bệnh tiến triển thành mạn tính, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.
THs.TS Bùi Hải Bình |
* Tôi vừa đi xét nghiệm máu. Kết quả cho thấy nồng độ Acid Uric của tôi là 476mmonl/L. Bác sĩ cho tôi hỏi, chỉ số như vậy đã dẫn đến bệnh gout chưa? Chế độ ăn cho người có chỉ số Acid Uric tăng là gì, đời sống có phải thay đổi gì không? (Lê Nam, 31 tuổi, Hà Nội)
Nếu tình trạng kéo dài, là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh gút. Vì vậy, anh phải có biện pháp điều chỉnh lối sống như: hạn chế bia, rượu, chè, cafe cũng như các thức ăn nhiều purin như: phủ tạng động, tim, gan, thận, lá lách, óc, cá trích, trừng vịt lộn, thịt đỏ (chó, bò, dê, bê), đậu đỗ, măng tây (loại măng này nhập từ nước ngoài, thường để nấu súp).
Anh có thể giảm béo bằng cách tăng cường vận động, tập thể dục, tránh các stress, gắng sức, tránh lạnh đột ngột do thời thời.
Nếu gia đình anh có người bị gút, hoặc tổn thương thận do sỏi urat thì anh càng tăng nguy cơ bị gút. Do đó, các chế độ ăn uống và luyện tập như trên càng phải được thực hiện nghiêm ngặt.
* Tôi bị chai chân ở vị trí giữa bàn chân và cổ chân, không đau nhưng vẩy dầy và đen. Xin hỏi tôi có phải bị gout không? Nếu không thì đấy là biểu hiện của bệnh gì (Hoàng Thu Trang, nữ, 27 tuổi)
TS.BS Trần Thị Minh Hoa (trái) đang trả lời trực tuyến tại Tòa soạn |
* Tôi xin hỏi là bệnh gout thường bị mắc vào độ tuổi nào nhất và khi mắc bệnh thì có chữa khỏi hoàn toàn được không? (Lê Thị Viên, 22 tuổi, nữ)
* Năm nay cháu 31 tuổi, 1 năm trước cháu thấy đau mắt cá chân, gót bàn chân, và khớp ngón chân cái trái. Cháu nghi mình bị gút nên đi kiểm tra tại bệnh viện. Xét nghiệm axit uric=480 nên Bác sĩ cho cháu uống thuốc conxicin nhưng không co kết quả. Cháu khám nhiều lần đều có kết quả axit URIC khá cao. Tuy nhiên khi cháu ra Hà Nội khám tại Viện gout số 18 Phạm Hùng thì các bác sỹ ở đây nói chẳng có căn cứ nào để kết luận là gout. Một điều khác là cháu đau chân liên tục và phần cơ dưới bàn chân là chính và ở khớp ngón chân cái và đau quanh năm. Có bệnh viện lại kết luận là Viêm khớp dạng thấp. Cách đây 1 tháng cháu khám dịch vụ tại BV Bạch Mai thì bác sỹ ở đây kết luận không phải gout, cũng không phải Viêm khớp dạng thấp. Cháu hỏi bị bệnh gì, bác sỹ ở đây lắc đầu. Vậy cháu nên khám ở đâu, cháu vẫn nghi là gout vì sáng dậy cháu rất đau ở cơ bàn chân, các khớp ngón tay va xương! (Hoàng Châu, 31 tuổi, nam)
* Uống nhiều nước có là một trong những biện pháp tốt để phòng gout? Uống chè hay uống nước đỗ đen cả ngày thay cho nước lọc có tốt không? (Lê Phúc, 34 tuổi, nam)
Uống chè và nước đỗ đen thay cho nước lọc không phải là biện pháp tốt. Bởi vì trong nước chè và nước đỗ đen có những thành phần làm tăng axit uric máu. Bạn nên uống nhiều nước lọc hoặc nước khoáng có tính kiềm thì sẽ góp phần làm kiềm hoá máu và nước tiểu. Như vậy, sẽ có lợi trong việc phòng và điều trị bệnh gout.
* Lâu lâu tôi hay bị đau ở bàn chân phía trên. Có phải đó là triệu chứng của bệnh gout? Xin Bác sĩ cho biết (Tuấn, 34 tuổi, nam)
* Bị gout có bị ảnh hưởng đến quan hệ tình dục không? (Nam, 28 tuổi)
ThS.BS Bùi Hải Bình: Về nguyên tắc tất cả các bệnh tật ở một giai đoạn nào đó, một mức độ nào đó đều có thể làm suy giảm chức quan hệ tình dục. Bệnh gút cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, trong bệnh gút thường ở những đợt cấp của bệnh hoặc khi mắc mạn tính lâu dài, gây biến đổi các chức năng gan, thận hoặc cơ xương khớp (ví dụ làm biến dạng các khớp ở chân tay) thì gây hạn chế chức năng trên.
* Chồng tôi được bác sĩ chẩn đoán là bị gout và cho thuốc điều trị trong vong 10 ngày. Uống thuốc này thường xuyên bị tiêu chảy, hỏi lại bác sĩ bảo thuốc điều trị bệnh này bắt buộc phải có triệu chứng như vậy. Giải thích thế có đúng không bác sỹ? (Lê Nam, 37 tuổi, nam)
* Ăn thuỷ sản có nguy cơ bị gout không, thưa bác sĩ? (nam28 tuổi)
ThS- BS Bùi Hải Bình: Thuỷ sản là tôm, cua, cá nước ngọt... thuộc nhóm có hàm lượng purin (chất từ đó tổng hợp nên acid uric gây bệnh gout) ở mức trung bình. Do đó, khi bạn ăn vừa đủ ít nguy cơ bị mắc bệnh. Ngược lại, nếu ăn hải sản (tôm, cua, cá, ghẹ ở dưới biển), đặc biệt là cá sardin... có hàm lượng purin cao thì dễ có nguy cơ bị gout hơn. Tất nhiên, không phải cứ ai ăn cũng bị, mà chúng tôi chỉ khuyên cáo ở những người có nguy cơ bị gout hoặc đang bị mắc bệnh gout thì nên hạn chế./.