Đến tháng 8/2014 UBND TP HCM đã thành lập tổ công tác liên ngành giải quyết sự cố, có các chuyên gia của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật TP tham gia.
Cuối đợt kiểm tra, tổ công tác đã có một số nhận xét và đề xuất sơ bộ, trong đó nguyên nhân nổ được xác định là do các lỗ thoát khí hiện hữu (vào thời điểm kiểm tra) trên các nắp giếng không đủ thoát, lưu lượng khí phát sinh đột ngột nên lúc trời mưa lớn, kéo dài làm áp lực của hỗn hợp khí trong giếng tăng lên đột ngột, đẩy nắp giếng bung lên và đẩy khí trong giếng thoát nhanh qua các khe hở (1 - 10 cm) giữa cổ giếng và khuôn hầm bị hở, len lỏi vào dưới lớp kết cấu mặt đường nhựa và diện tích công viên lân cận, làm biến dạng mặt đường và bờ cỏ trong công viên.Chuyên gia khảo sát hiện trường vụ nổ giếng Nhiêu Lộc - Thị Nghè ngày 15/10 |
Ông Trường cho biết giải pháp trước mắt là khoan thêm lỗ trên các nắp giếng, làm thoát khí tạm cho các giếng, các đường cống bao, đồng thời thay thế 12 nắp giếng nằm dọc hai tuyến Trường Sa và Hoàng Sa bằng nắp lưới thép mạ kẽm theo thiết kế định hình của Sở GTVT.
Đoàn chuyên gia của Trung tâm tư vấn khoa học và công nghệ cầu - đường - cảng đang tiến hành khảo sát đo đạc chi tiết áp lực trong hệ thống cống (đặc biệt là trước, trong và sau các trận mưa lớn) để đề xuất các giải pháp căn cơ lâu dài, ngăn chặn triệt để các sự cố, bao gồm cả việc bổ sung hệ thống thoát khí ngang cho hệ thống cống bao.
Dự kiến sẽ hoàn thành báo cáo nghiên cứu, đề xuất này vào cuối tháng 10.2015./.