vov_dotma15_gwng.jpg
Dân gian quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng "phá ngục", trong đó, ngày Rằm tháng 7 là ngày "xá tội vong nhân" cầu siêu cho những vong hồn lang thang, không nơi nương tựa.
Dù nghi lễ đốt vàng mã không được khuyến khích nhưng nhiều gia đình vẫn đốt vàng mã vì đây là tập tục lâu đời, mọi người đều cho là cần thiết. Hoạt động đốt vàng mã thường bắt đầu từ những ngày đầu tháng, đến ngày Rằm.
Theo ghi nhận của phóng viên vào trưa ngày 24/8 (tức ngày 14/7 âm lịch), trên nhiều con phố thuộc khu phố cổ Hà Nội, người dân xắp mâm lễ cúng cô hồn.
Sau khi lễ cúng cô hồn xong, người dân Hà Nội đã tiến hành hóa vàng trước cửa gia đình.
Do thời tiết nắng nóng, hai cô gái bịt kín chống nắng đốt vàng mã trên phố Hàng Cân.
Nhiều chủ cửa hàng phải đặt lò tôn xuống lòng đường hóa vàng mã, khói mù mịt.
Theo quan niệm dân gian, việc đốt vàng mã trong ngày "xá tội vong nhân" sẽ xua điều xấu, đón điều tốt về với gia chủ. Ảnh chụp trên phố Hàng Ngang.
Hình ảnh những lò tôn đỏ lửa xuất hiện trên nhiều tuyến phố khu phố cổ.
Hơn nữa, nhiều người cho rằng, việc cúng Rằm tháng 7 phải diễn ra trước 15 âm lịch do người xưa quan niệm ngày 15/7 âm lịch là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa”, sau ngày này người cõi âm sẽ không thể nhận đồ được nữa.
Theo ghi nhận, trong lễ cúng cô hồn năm nay người dân chỉ đốt vàng mã ở mức vừa phải chứ không tràn lan và nhiều như những năm trước.
Một chủ cửa hàng cho biết, việc đốt vàng mã chỉ nên mang tính chất tượng trưng, không sa đà vào mê tín gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường sống.  
Tuy nhiên, người dân vẫn hóa vàng tại những khu vực nguy hiểm như bốt điện, gần các phương tiện giao thông.
Một gia đình để xô đốt vàng mã ngay dưới lòng đường.
 
Muối, gạo và bỏng được người dân rắc ra đường sau khi cúng.