“Ông lớn” ngã ngựa và ngựa ô xuất hiện:

tbn-001_nfwy.jpg 

World Cup 2014 đánh dấu chu kỳ kết thúc của thế hệ vàng bóng đá Tây Ban Nha? (Ảnh: AP)

Anh, Tây Ban Nha và Italia là những đội bóng lớn đã gây thất vọng và sớm phải nói lời chia tay đất nước Brazil. Bên cạnh đó, những đội bóng như Croatia, Bồ Đào Nha, Bờ Biển Ngà hay Ghana cũng để lại sự đáng tiếc cho NHM.

Dĩ nhiên, sự thụt lùi của những đội bóng được kỳ vọng sẽ dẫn đến việc xuất hiện những hiện tượng. Và đội bóng xứng đáng với cái tên “ngựa ô” không ai khác ngoài Costa Rica, đội bóng vùng Caribe chễm chệ ngôi đầu bảng “tử thần” gián tiếp đưa Anh và Italy làm khán giả ở vòng knock-out.

 

Costa Rica nổi lên trở thành hiện tượng sau khi kết thúc với vị trí dẫn đầu bảng "tử thần" (Ảnh: AFP)

Ngoài ra, phải kể đến một số đội bóng đã có sự tiến bộ vượt bậc như: Thụy Sĩ, Hy Lạp. Mỹ hay Algeria. Không được đánh giá cao nhưng cuối cùng những đội bóng trên vẫn giành quyền đi tiếp.

World Cup 2014 chia tay một thế hệ tài năng bậc nhất lịch sử bóng đá thế giới:

World Cup 2014 sẽ là sân chơi quốc tế cuối cùng mà người hâm mộ có thể nhìn thấy những ngôi sao gạo cội thi đấu, như Steven Gerrard, Frank Lampard (Anh), Buffon, Andrea Pirlo (Italia), Tim Cahill, Bresciano (Australia), Samuel Eto’o (Cameroon), Didier Drogba (Bờ Biển Ngà), Endo, Hasebe (Nhật Bản)...cũng có thể là bộ khung thế hệ vàng của ĐT Tây Ban Nha làm mưa làm gió suốt 6 năm qua.

Nỗi thất vọng mang tên Châu Á:

 

Nhật Bản niềm hy vọng của Châu Á không để lại nhiều dấu ấn (Ảnh: Getty)

Bốn đại diện của châu Á tại World Cup là Australia, Nhật Bản, Iran và Hàn Quốc đều đã bị loại khỏi World Cup mà không có nổi 1 trận thắng vắt vai. Nhật Bản - đương kim vô địch châu Á, với những tên tuổi đã thành danh ở tầm thế giới như Shinji Kagawa, Keisuke Honda hay Hiroshi Kiyotake cũng không để lại bất kỳ dấu ấn nào, dù rơi vào bảng đấu tương đối dễ thở.

Ngược lại, Australia để lại dấu ấn đậm nét với trận thua trong tư thế ngẩng cao đầu trước Hà Lan, hay Iran suýt làm nên chuyện nếu Lionel Messi không có khoảnh khắc xuất thần ở cuối trận.

Vấn nạn trọng tài và công nghệ hỗ trợ những “vị vua áo đen”:

 

Chiếc thẻ đỏ có phần nặng tay với Pepe (Ảnh: Getty)

Đây là VCK World Cup mà những người “cầm cân nảy mực” được hỗ trợ tối đa bởi công nghệ. Công nghệ Goal-line đã giúp trọng tài xác nhận ít nhất 2 bàn thắng hợp lệ, và bình xịt xác địch vị trí sút phạt trực tiếp.

Tuy nhiên, những tình huống không thể can thiệp bằng công nghệ vẫn dẫn đến những ý kiến trái chiều xung quanh quyết định của trọng tài. Cụ thể, không ít lần những “ông vua sân cỏ” tước đoạt những bàn thắng và những quả penalty “rõ như ban ngày” hay những chiếc thẻ đỏ có phần quá nặng tay với Pepe và Marchisio.

Thậm chí, với những sai lầm liên tiếp của trọng tài biên Clavijo trong trận Mexico – Cameroon( từ chối 2 bàn thắng hợp lệ của Mexico) đã khiến ông này bị chính FIFA treo cờ trong những đấu tiếp theo của World Cup.

“Dracula” Suarez:

 

Cận cảnh Suarez cắn Giorgio Chiellini (Ảnh: BBC)

Một lần nữa tiền đạo của ĐT Uruguay cho thấy mình “lợi hại” thế nào với chiếc răng, mà nhiều tờ báo miêu tả là của “ma cà rồng”. Trong trận đấu giửa Italia và Uruguay, Luis Suarez đã cắn vào vai trung vệ Giorgio Chiellini.

Với hành động cực kì xấu xí trên, tiền đạo “răng thỏ” phải nhận án phạt nghiêm khắc nhất trong lịch sử World Cup. Theo đó, Suarez bị cấm thi đấu 9 trận đấu quốc tế, không được tham gia bất cứ hoạt động bóng đá nào trong vòng 4 tháng và nộp phạt 110 nghìn USD.

Trong quá khứ, án phạt nặng nhất từng thuộc về Mauro Tassotti của Italia ở World Cup 1994, với lệnh cấm thi đấu 8 trận sau khi đánh thẳng vào mặt cầu thủ đối phương.

Thống kê bàn thắng, cầu thủ và trận đấu:

Sau 48 trận đấu tại vòng bảng World Cup 2014, chỉ có 5 trận đấu kết thúc không tỷ số. Tổng cộng đã có 136 bàn thắng được ghi, trung bình 2,83 bàn/trận. Đội ghi được nhiều bàn nhất là ĐT Hà Lan với 10 bàn, và đội ghi được ít bàn nhất là Hy Lạp, với vỏn vẹn 2 bàn nhưng vẫn lọt vào vòng 16 đội.

Trận đấu nhiều bàn thắng nhất là cuộc đọ sức giữa Pháp và Thụy Sĩ. Trong trận đấu này đã có 7 bàn thắng được ghi, 5 cho Pháp và 2 bàn danh dự của Thụy Sĩ. Điều đặc biệt, 7 bàn thắng trên do 7 cầu thủ khác nhau lập công.

Có 2 cầu thủ lập hat-trick tại vòng bảng: Muller (Đức) và Shaqiri (Thụy Sĩ).

Messi của ĐT Argentina được FIFA vinh danh là cầu thủ xuất sắc nhất ở cà 3 trận vòng bảng.

Cameroon, Iran và Honduras là các đội bóng chỉ ghi được đúng 1 bàn thắng.

Costa Rica cùng với Bỉ, sở hữu hàng thủ tốt nhất ở vòng bảng World Cup, với chỉ 1 lần để thủng lưới.

Cameroon cũng là đội có hàng thủ kém nhất với 9 bàn thua, tương đương số bàn thua của Australia.

 

Những hình ảnh hiếm thấy tại đấu trường khắc nghiệt như World Cup (Ảnh: Getty)

 
 

Trận đấu hấp dẫn và đẹp mắt nhất: Argentina 3–2 Nigeria. Ngoài màn rượt đuổi tỷ số nghẹt thở, ở trận đấu này còn cho thấy vẻ đẹp của bóng đá phần nào đá bị mai một bởi sự toan tính. Hình ảnh ấn tượng đọng lại trong lòng NHM, chính là những nụ cười của Messi và thủ thành Nigeria – Enyeama giành tặng cho nhau sau những pha tranh chấp./.