Tài chính khí hậu là khái niệm mở rộng, là số tiền để chi cho toàn bộ các hoạt động sẽ góp phần làm chậm biến đổi khí hậu và giúp thế giới đạt được mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nó bao gồm số tiền hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, là số tiền bồi thường của các nước phát triển, dành cho những nước đang phát triển.

Theo Bộ trưởng Môi trường Ai Cập, thách thức lớn nhất đối với nước chủ nhà COP27 là thuyết phục các nước thu hẹp sẽ khác biệt, bất đồng về tài chính khí hậu và đạt được sự thống nhất về chuyện bồi thường giữa các nền công nghiệp hóa cho các nước đang phát triển – đang chịu hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu.

Trên thực tế, các nước đang phát triển cần tài chính khí hậu để loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, đầu tư vào năng lượng tái tạo, các công nghệ phát thải ít carbon, giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Các quốc gia này cũng cần tài chính để ứng phó tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan, xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm, cứu trợ, phục hồi các dịch vụ, cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương chịu tác động từ biến đổi khí hậu.

Lucky Abeng - một nhà hoạt đậu khí hậu tại châu Phi cho biết: “Tài chính thích ứng và cả tài chính khí hậu cho châu Phi là không thể thương lượng. Chúng tôi muốn các nhà lãnh đạo thế giới thực hiện chương trình nghị sự này một cách rất nghiêm túc vì tương lai của những người trẻ tuổi của chúng tôi đang bị đe dọa. Chúng tôi đóng góp ít hơn 4% vào lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, tuy nhiên, tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu đang đối với chúng tôi ở đây ở châu Phi”.

Ước tính, tổng nhu cầu tài chính khí hậu của các nước phát triển sẽ đạt 1.300 tỷ USD vào năm 2025 và lên đến 2.400 tỷ USD vào năm 2030.

Ngoài vấn đề tài chính khí hậu đang lãnh đạo thế giới thảo luận trọng tâm tại COP27, nhiều sáng kiến cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cũng được Liên Hợp Quốc, các quốc gia và nhiều tổ chức đưa ra trong các phiên họp.

Ngày 12/11, sáng kiến “Cuộc sống tốt đẹp tại châu Phi” đã được công bố trong phiên họp với chủ đề “Ngày nông nghiệp và thích ứng”. Liên minh châu Âu (EU) trước đó đã lên tiếng ủng hộ sáng kiến “Đối tác Địa Trung Hải Xanh”,  nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh bền vững ở các nước láng giềng phía Nam của Liên minh Châu Âu (EU). Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)  đề xuất Kế hoạch cải thiện chuỗi cung ứng lạnh trong sản xuất và phân phối lương thực ở các nước đang phát triển – cho rằng việc làm cần thiết để chống biến đổi khí hậu và giải quyết nạn đói trên thế giới.

Đặc phái viên khí hậu của Mỹ, ông John Kery cũng đã tuyên bố thiết lập một kế hoạch đền bù carbon để hỗ trợ các nước đang phát triển đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch…

Tuy nhiên, để các sáng kiến này trở thành hiện thực và để cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trở nên hiệu quả, các nhà lãnh đạo thế giới cần có những hành động cụ thể, thay vì những cam kết trên giấy có thể bị bỏ lỡ./.