Tương quan kho vũ khí Nga và Ukraine

Mặc dù Ukraine không phải thành viên của NATO nhưng phương Tây đã phản ứng trước lời kêu gọi của Tổng thống Volodymyr Zelensky bằng việc hỗ trợ số lượng lớn đạn dược và vũ khí công nghệ cao sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra.

Tuy nhiên, sau gần 2 năm giao tranh cường độ cao, cả hai bên đều đang cạn kiệt đạn dược.

Vào tháng 9/2022, sau khi Ukraine tuyên bố thành công giành lại 12.000 km vuông lãnh thổ tại Kharkiv, phương Tây đã cung cấp số lượng lớn vũ khí cho cuộc phản công mùa xuân của Kiev. Tuy nhiên, bất chấp nhiều tháng giao tranh ác liệt, tiền tuyến hầu như không có dịch chuyển đáng kể và hai bên cần thêm hỏa lực để chiếm ưu thế.

Giới quan sát cho rằng không bên nào có đủ kho đạn dược để đáp ứng nhu cầu của một cuộc xung đột tiêu hao cường độ cao như giao tranh ở Ukraine hiện nay. Nga đã tích trữ các vũ khí cơ bản và được cho là đã bắt đầu cuộc xung đột với khoảng vài triệu quả đạn pháo nhưng ngay cả như vậy, hiện nay kho vũ khí này ở đã ở mức thấp.

Ukraine không thể theo kịp kho vũ khí của Nga nhưng phương Tây đang tập trung hỗ trợ Kiev các vũ khí công nghệ cao để Ukraine có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác.

Tuy nhiên, những vũ khí này của phương Tây đều đến từ kho dự trữ hiện tại của họ và thực tế là không quốc gia nào sở hữu nhiều vũ khí hơn nhu cầu của họ. Do vậy, mỗi vũ khí được cung cấp cho Ukraine đều làm tăng rủi ro an ninh với những quốc gia tài trợ.

Bằng việc hỗ trợ những vũ khí cũ hơn, phương Tây cho rằng chi phí và rủi ro có thể được giải quyết nhưng nguồn cung cho Ukraine vẫn không tránh khỏi hạn chế.

Một số trang báo phương Tây cho rằng, để giải quyết tình trạng thiếu hụt đạn dược, Nga đã tìm tới nguồn cung tên lửa đạn đạo từ phía Triều Tiên và đặt hàng 1 triệu quả đạn pháo. Ngoài ra, Iran cũng có vẻ sẵn sàng cung cấp cho Moscow số lượng tên lửa và UAV lớn hơn, dù có thể hiệu quả không bằng vũ khí phương Tây nhưng chúng sẵn có hiện nay. Nga cũng có khả năng công nghiệp quốc phòng lớn và đã dịch chuyển sang nền kinh tế thời chiến, được tăng cường bởi doanh thu khổng lồ từ dầu mỏ.

Trái lại, nền tảng công nghiệp của Ukraine rất dễ tổn thương trước các cuộc tấn công tên lửa của Nga. Kiev phải mất nhiều tháng để xây dựng khả năng sản xuất nhưng chỉ một cuộc tấn công của Nga đã phá hủy nó. Ukraine hy vọng sẽ sản xuất được 1 triệu UAV trong năm tới nhưng Kiev không thể theo kịp khả năng của nền công nghiệp quốc phòng Nga và không có đủ vũ khí để đe dọa các cơ sở công nghiệp của nước này.

GDP của Ukraine chỉ bằng một phần nhỏ của Nga, 157 tỷ euro so với gần 1.600 tỷ euro, do đó Kiev không thể cạnh tranh về sức mua cũng như khả năng công nghiệp quốc phòng của Nga. Nếu không có sự hỗ trợ quân sự đáng kể từ phương Tây, Ukraine sẽ bị Nga áp đảo.

Viện trợ từ phương Tây cạn kiệt, Ukraine tự tìm kế hoạch B

VOV.VN - Ukraine sẽ ngày càng khó thuyết phục được Mỹ và các nước châu Âu cung cấp thêm viện trợ quân sự khi kho dự trữ của chính họ cũng đang cạn kiệt. Tổng thống Volodymyr Zelensky dường như đã nhận ra thực tế này và Kiev phải chuẩn bị “Kế hoạch B” cho chính mình.

Sự ủng hộ của phương Tây cho Ukraine đang lung lay

Sky News cho rằng kho vũ khí phương Tây không thể đáp ứng các nhu cầu của Ukraine nhưng họ có khả năng lớn hơn để huy động ngành công nghiệp quốc phòng của mình nếu lựa chọn làm vậy.

Đầu năm ngoái, phương Tây cam kết sẽ cung cấp cho Ukraine 1 triệu quả đạn pháo vào tháng 3/2024. Mặc dù ngành công nghiệp phương Tây có khả năng nhưng cam kết này sẽ không được hoàn thành. Sự ủng hộ chính trị của phương Tây cho Ukraine vẫn rất mạnh mẽ nhưng điều này không đi cùng những cam kết tài chính cần thiết.

Các chiến lược gia phương Tây nhận định xung đột cường độ cao kéo dài không phải là vấn đề ngắn hạn và công nghệ sẽ mang đến lợi thế quân sự bất đối xứng cho một bên.

Tuy nhiên, các vũ khí chuyên nghiệp thường đắt đỏ và chỉ được sản xuất với số lượng tương đối hạn chế. Chúng cũng không dễ để thay thế bởi dây chuyền sản xuất chỉ mở cho tới khi đơn đặt hàng hoàn tất và công nghệ sẽ nhanh chóng lỗi thời.

Trước đó, ngày 6/1, New York Times đưa tin, Mỹ sẽ sớm không thể cung cấp cho Ukraine tên lửa đánh chặn sử dụng cho hệ thống tên lửa đất đối không Patriot có giá khoảng 2 - 4 triệu USD. Còn Telegraph thì nhận định, các hệ thống phòng không của Ukraine sẽ không thể đẩy lùi tất cả các cuộc tấn công của Nga trong mùa đông này do thiếu tên lửa đánh chặn.

Tổng thống Zelensky thường tuyên bố Ukraine thay mặt phương Tây chiến đấu với Nga nhưng Kiev sẽ không thể giành được ưu thế nếu không có sự hỗ trợ về quân sự và tài chính.

Một số nhà quan sát phương Tây cho rằng. Nga có lẽ sẽ không đe dọa bên ngoài biên giới Ukraine trong tương lai gần nhưng chiến thắng của Moscow sẽ dẫn đến những hệ quả lâu dài.

Điều gì khiến Nga khó công phá thành trì Avdiivka của Ukraine?

VOV.VN - Dù đẩy mạnh các cuộc tấn công từ nhiều hướng nhằm giành quyền kiểm soát thị trấn Avdiivka ở miền Đông nhưng đến thời điểm hiện tại Nga vẫn chưa thành công. Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), Nga có thể đã mắc sai lầm chiến thuật khiến họ khó có khả năng công phá thành trì này.