Hình ảnh này cho thấy bề mặt lồi lõm của sao Hỏa cũng như một lớp khí quyển mỏng của hành tinh phía trên đường chân trời. Tàu quỹ đạo Odyssey đã bay quanh Sao Hỏa với vòng lặp không ngừng từ năm 2001, chụp lại bức ảnh bằng cách sử dụng Hệ thống Chụp ảnh Phát xạ nhiệt (THEMIS)

"Nếu các phi hành gia ở trong quỹ đạo trên sao Hỏa, đây sẽ là những gì họ nhìn thấy. Chưa có tàu vũ trụ nào có góc nhìn như vậy về sao Hỏa", Jonathon Hill, một chuyên gia thám hiểm vũ trụ tại Đại học bang Arizona cho hay.

Tuy nhiên, màu sắc trong bức ảnh này khác với những gì các phi hành gia nhìn thấy bởi nó sử dụng bức xạ hồng ngoại. Bức ảnh được chụp ở độ cao 402km trên bề mặt sao Hỏa, tương đương với khoảng cách từ Trái Đất đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Tuy nhiên, việc chụp được bức ảnh này khó khăn hơn viêc chụp bức ảnh đường chân trời Trái Đất từ ISS.

Bình thường, THEMIS được đặt hướng trực tiếp vào bề mặt sao Hỏa nên nó không thể quan sát được bất kỳ điều ngoài ngoài mặt đất phía dưới. Để công cụ này quan sát được đường chân trời, các nhà khoa học phải xoay Odyssey hơn 90 độ. Đây không phải lần đầu tiên họ xoay tàu vũ trụ trên nhưng cú xoay lần này thách thức hơn những nỗ lực họ từng thực hiện trước đó.

Xoay Odyssey rất rủi ro bởi các tấm pin năng lượng mặt trời cần thường xuyên hướng về phía Mặt trời để duy trì năng lượng và ngăn các thiết bị cảm biến không bị nóng quá. Các nhà khoa học đã phải lên kế hoạch hoàn hảo để có thể chụp bức ảnh trên một cách suôn sẻ. Họ cũng cho biết họ hài lòng với hình ảnh được Odyssey chụp nhưng muốn thực hiện lại quá trình này trong tương lai để xem liệu có thể tạo ra một bức ảnh tốt hơn hay không.