SỨC KHỎE

Bạn có đang uống nước sai cách?

Thứ Bảy, 06:00, 04/03/2023

VOV.VN - Nước là một phần thiết yếu của cơ thể. Tuy nhiên, uống nước sai cách có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Uống quá nhiều nước: Một lượng nước quá lớn được dung nạp vào cơ thể sẽ trở thành gánh nặng cho thận, gây suy thận và có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, thay đổi hành vi, tổn thương não, co giật hoặc hôn mê. Ảnh minh họa
Thêm hương liệu nhân tạo vào nước: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất làm ngọt nhân tạo cường độ cao sucralose, ngọt gấp 1.000 lần đường ăn, có thể làm rối loạn các cơ quan cảm nhận vị ngọt của cơ thể. Hương liệu nhân tạo và chất làm ngọt có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và ung thư cao hơn. Ảnh minh họa
Uống nước quá nhanh: Uống nước ào ạt một lúc có thể sẽ cản trở tiêu hóa khiến tim đập loạn, buồn nôn, nôn, chuột rút... Uống nước nhanh cũng khiến các tạp chất trong thận và bàng quang tích tụ bên dưới, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Ảnh minh họa
Không uống nước khi ngủ dậy: Khi ngủ, cơ thể không được cung cấp nước trong khi hoạt động trao đổi chất của các hệ cơ quan vẫn diễn ra bình thường. Uống nước ngay sau khi ngủ dậy không chỉ có tác dụng cung cấp nước mà còn giúp cơ thể giải độc một cách hiệu quả. Ảnh minh họa
Chỉ uống nước khi khát: Thiếu nước lâu và kéo dài sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến các bệnh tim mạch, huyết quản. Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, điều này không có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Uống không đủ nước: Uống đủ nước sẽ giúp tiêu hóa, tránh táo bón hoặc khó đi tiêu. Nó cũng thải độc tố ra ngoài, ngăn chặn hình thành sỏi thận và cung cấp nước cho làn da. Lượng nước tối thiểu hàng ngày được khuyến nghị là 2 - 2,5 lít nước. Ảnh minh họa
Uống nước từ chai nhựa: Chai nhựa có chứa BPA - một hóa chất nhân tạo. Theo nhiều nghiên cứu, BPA có thể xâm nhập vào thức ăn và đồ uống của người sử dụng và nếu tiếp xúc quá nhiều có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh. Ảnh minh họa
uống nướcuống đủ nướcuống bao nhiêu lít nước mỗi ngàyuống không đủ nước2 lít nước mỗi ngàynhựa gây hại cho sức khỏeuống thiếu nước

Tin liên quan

VOV.VN - Thiếu nước là tình trạng lượng nước trong cơ thể mất đi nhiều hơn lượng nước hấp thu vào. Trẻ em có nhu nước cao hơn do quá trình trao đổi chất cao. Do đó, trẻ em là đối tượng dễ bị mất nước hơn so với người trưởng thành.

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị thiếu nước

VOV.VN - Nhiều người uống nước chanh với mật ong mỗi sáng để giảm cân. Đây có thể là một thói quen tốt vào buổi sáng đối với một số người, nhưng uống mật ong và nước chanh khi bụng đói có thể không tốt với một số khác.

Uống nước chanh với mật ong khi bụng đói có tốt không?

VOV.VN - Cơ thể có xu hướng mất nước khi đổ bệnh. Dưới đây là những thực phẩm giúp bổ sung nước cho cơ thể sau khi ốm dậy.

Những thực phẩm giúp bổ sung nước cho cơ thể sau khi ốm dậy

VOV.VN - Cấp đủ nước cho cơ thể là điều rất quan trọng, kể cả với trẻ nhỏ. Nhiều bố mẹ bối rối khi phát hiện con có biểu hiện mất nước, do đó, hãy áp dụng những cách dưới đây để giải quyết vấn đề này.

Xử lý ngay khi con bị mất nước bằng những mẹo sau

VOV.VN - Nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây, hãy cấp ẩm cho da của mình ngay nhé.

Những dấu hiệu cho thấy da của bạn đang mất nước

BÁO ĐIỆN TỬ VOV

Trụ sở: 37 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 84-24-22105148 | Fax: 84-24-39344230
Thư điện tử: toasoanvov.vn@gmail.com | toasoan@vovnews.vn

Liên hệ quảng cáo: 84-24-22105148,
quangcao@vovnews.vn
Báo giá quảng cáo

Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONG
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị Khanh
Cơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

    Giấy phép báo Điện tử VOV số 564/GP-BTTTT của Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 03/12/2016
    • Chính trị
    • Xã hội
    • Thế giới
    • Kinh tế
    • Thể thao
    • Văn hóa
    • Giải trí
    • Pháp luật
    • Du lịch
    • Quân sự - Quốc phòng
    • Sức khoẻ
    • Đời sống
    • Doanh nghiệp
    • Ô tô - Xe máy
    • Nhà đẹp
    • Góc nhìn
    • Multimedia
    • Công nghệ