Với số tiền 600 triệu USD, hai công ty sẽ sử dụng một phần để thành lập công ty liên doanh với GAC Toyota - một công ty sản xuất ô tô đặt trụ sở tại Quảng Châu (Trung Quốc) - dành cho các dịch vụ liên quan đến xe cộ và cho các tài xế công nghệ.

Thông qua thỏa thuận này, Toyota và DiDi có kế hoạch thực hiện đầy đủ các dịch vụ mà họ đang phát triển ở Trung Quốc, chủ yếu vì lợi ích của ngành gọi xe.

26_7_to_atlr.png
Lãnh đạo Toyota và DiDi Trung Quốc tại lễ ký kết.

Toyota cũng có kế hoạch giới thiệu và thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi các phương tiện điện hóa pin (BEV) cho các dịch vụ vận chuyển trong tương lai tại Trung Quốc, dự kiến ra mắt vào đầu năm 2020.

Shigeki Tomoyama, Phó Chủ tịch Điều hành của Toyota cho biết: “Tôi rất vui mừng vì sự hợp tác hai bên được tăng cường, điều này sẽ giúp sử dụng công nghệ kết nối của Toyota và BEV thế hệ tiếp theo với DiDi, công ty dẫn đầu thị trường dịch vụ di động Trung Quốc. Sắp tới, chúng tôi sẽ hợp tác với DiDi để phát triển các dịch vụ hấp dẫn, an toàn và bảo mật hơn cho khách hàng của chúng tôi tại Trung Quốc”.

Phó Chủ tịch cấp cao của DiDi, Stephen Zhu, nói thêm: “DiDi cam kết giúp các thành phố của chúng ta đạt được các mục tiêu vận chuyển thông minh với những đối tác từ que enhaf và quốc tế. Chúng tôi mong muốn kết hợp các hoạt động di chuyển quy mô lớn dựa trên AI chuyên nghiệp của DiDi và công nghệ kết nối xe cộ dẫn đầu của Toyota để xây dựng một khung giao thông thông minh thế hệ tiếp theo cho các thành phố bền vững”.

Động thái này đang tạo ra một xu hướng ở Trung Quốc, các hãng xe tung ra những dịch vụ gọi xe của riêng mình, và những công ty gọi xe như DiDi sẽ kết hợp với các hãng xe để phát triển những mẫu xe được sản xuất có mục đích cho dịch vụ đó./.

Toyota Avanza 2019: Thay đổi để bứt phá?

VOV.VN - Với nhiều thay đổi ở thiết kế ngoại thất và nội thất, Toyota Avanza 2019 được kỳ vọng sẽ mang tới một “làn gió mới” trên phân khúc xe MPV tại Việt Nam.