vov_nha_ong_hep_01__bkwp.jpg
Với bề rộng mặt tiền rất khiêm tốn - rộng xấp xỉ 2,5m vài dài tới 26,4m - công trình là một thách thức để thoả mãn những nhu cầu, mong muốn của gia chủ về một không gian tiện lợi, hiện đại và tất nhiên cả yếu tố thẩm mỹ. Bên cạnh đó, công trình còn bị ràng buộc bởi những quy định xây dựng trong khu phố cổ về số tầng, chiều cao công trình, khoảng lùi.
Những nhu cầu gia chủ đưa ra là sự tiện nghi cao nhất, khai thác hiệu quả nhất; nhưng lại phải chứa một tinh thần phố cổ, mang những hoài niệm xưa cũ. Ảnh: Góc tầng trệt với cầu thang bộ nép về một bên, với một chiếc cầu bắc qua hồ nước vào khu sinh hoạt và phòng ngủ phía sau nhà

KTS Võ Nguyên Bằng là người có duyên khi thiết kế công trình này ở phố cổ Hà Nội, bởi anh là người Sài Gòn. Khoảng cách địa lý không phải là trở ngại khi chủ nhà và người thiết kế có nhiều suy nghĩ tương đồng với nhau.

Cấu trúc của ngôi nhà được tổ chức hơi khác một ngôi nhà bình thường do mặt tiền hẹp và những yêu cầu công năng. Theo đó, gia đình ở chính trong tầng 1, tầng 4 và tầng 5. Phòng khách được đặt ở tầng 1, phòng bếp - ăn được đưa lên cao ở tầng 5. Một phòng sinh hoạt chung được bố trí ở tầng 4. tầng 5 và 5 cũng là khoảng lùi theo quy định xây dựng ở khu phố cổ. Tầng 2 và 3 được tổ chức như những căn hộ độc lập, mỗi tầng 2 hộ; với mục đích kinh doanh, và cũng là sự mở rộng khi có nhu cầu.
Chi tiết trụ lan can được thửa riêng, với hai chữ H-N là tên vợ chồng chủ nhân, cũng nghĩa là... “Hà Nội”
Mức độ tiện nghi được ghi nhận cụ thể và rõ ràng với thang máy, dù lòng nhà rất hẹp. Thang máy được khoá ở lầu 1 và 2 để giao thông không bị chồng chéo, lẫn lộn và đảm bảo sự riêng tư của các khu vực ở và khu vực căn hộ lầu 1, 2. Cầu thang bộ là một điểm nhấn với hồ nước dưới gầm thang và chiếc cầu bắc qua đi 
Các không gian tận dụng tối đa những khoảng liên thông để mở rộng tầm nhìn. Ảnh: Khoảng sinh hoạt chung và một quầy bar nhỏ sau cầu thang ở tầng trệt.
Mảng trần và tường với những nét decor pha trộn. Nội thất công trình, chiếu sáng được kết hợp giữa hiện đại và cổ điển; với cách thức xử lý khéo léo ở vật liệu và chi tiết; mang một hơi hướng hoài cổ chứ không nhại cổ, nệ cổ.
Không gian nội thất một căn hộ ở tầng 2
Căn hộ tuy nhỏ nhưng đầy đủ chức năng và được trang bị nội thất, thiết bị tiện nghi
Phòng ngủ của gia đình nằm phía sau nhà trên tầng 4
Phòng sinh hoạt chung gia đình ở tầng 4, phía trước nhà. Nội thất mang âm hưởng cổ điển đúng tinh thần phố cổ Hà Nội. Chủ nhân ngôi nhà tâm sự: Anh là một cư dân phố cổ đúng nghĩa, được sinh ra và lớn lên ở phố cổ. Phố cổ gắn bó với anh như hơi thở; và vì vậy, cho dù có điều kiện ở nơi khác rộng rãi hơn thì anh cùng gia đình vẫn quyết định tiếp tục sinh sống ở ngôi nhà này, và dồn rất nhiều tâm huyết cho nó. Ngôi nhà là di sản của thế hệ trước để lại, cũng là nơi gắn bó với nhiều kỷ niệm.
Phòng ăn ở tầng 5 phía sau nhà, luôn tràn ngập ánh sáng

Phòng thờ ấm áp và trang trọng
Những nét hoài niệm nhỏ bé mà kiến trúc sư đã cân nhắc đưa vào trong thiết kế nội thất để đạt hiệu quả hoài cổ như dự định. Những hình hoa văn chữ triện trên gỗ được nhắc lại một cách chừng mực tạo nên sự thống nhất.