KTS Hoàng Thúc Hào, giảng viên khoa Kiến trúc-Quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội, đồng thời là người sáng lập và là KTS trưởng của văn phòng kiến trúc 1+1>2 vừa nhận giải thưởng SIA-Getz Architecture 2016 - giải thưởng cho Kiến trúc sư nổi bật châu Á. |
Trong các thiết kế của Hoàng Thúc Hào thì ‘kiến trúc hạnh phúc’ được coi là nguyên lý cốt lõi trong các thực hành kiến trúc của anh. |
Điển hình như Trung tâm hạnh phúc Bhutan, trường học Lũng Luông (Thái Nguyên), nhà cộng đồng Suối Rè (Hòa Bình), nhà cộng đồng Cẩm Thanh (Hội An, Quảng Bình), nhà nông thôn mới ở Hà Giang... do anh và các cộng sự hoàn thành. |
Nhà cộng đồng Cẩm Thanh nằm ở khu vực nghèo, đời sống người dân khó khăn, thiếu thốn. Nhà cộng đồng mọc lên như biểu tượng kết tinh các giá trị văn hóa, góp phần cải thiện sinh kế cư dân do kết nối với mạng lưới du lịch chung của thành phố Hội An |
Nhà cộng đồng Cẩm Thanh lấy cảm hứng từ hình ảnh sân trong, mái dốc phố cổ, kết hợp vườn cau, giàn dây leo đặc trưng thôn dã. |
Nhà cộng đồng Nậm Đăm, Hà Giang được cộng đồng bản địa chung tay xây dựng . Đây là mô hình có khả năng góp phần chuyển đổi về kinh tế - xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người Dao áo dài. |
Các ngôi nhà trong làng đều sử dụng tường trình đất dày, giúp giữ ấm về mùa đông và mát vào mùa hè. |
Nhà có màu sắc, vật liệu thân thiện, vừa lạ vừa quen. Hệ mái vát gấp khúc cách tân tượng trưng cánh én hay nhịp điệu núi đồi – Chim én thường làm tổ dưới mái nhà người Dao, họ quan niệm chim én đem lại may mắn. |
Mô hình Nhà cộng đồng đa năng thôn Suối Rè, xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình |
Tại các thôn bản vùng núi, trung du những không gian sinh hoạt cộng đồng, những trường lớp mẫu giáo, trạm thông tin, thư viện vẫn là thứ xa xỉ, nếu có thì hết sức tạm bợ, rơi vào hình thức, không bản sắc. Nhà cộng đồng Suối Rè đã giải quyết những vấn đề này. |
Trường học Lũng Luông (Thái Nguyên) là món quá giành cho trẻ em dân tộc vùng cao, nơi có địa đình hiểm trở và thời tiết khắc nghiệt. Mục tiêu của dự án là xây dựng cho các em một ngôi trường tiện nghi, chắc bền, có thể chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, tạo niềm hứng khởi mỗi khi đến lớp. |
Công trình được thiết kế với ngôn ngữ kiến trúc hiện đại, đường nét tươi mới với sản phẩm gạch đất do 1+1>2 nghiên cứu và sản xuất… |
Trung tâm Hạnh phúc Bhutan. |
Quần thể gồm phòng hội nghị 120 chỗ, phòng tập thiền 250 người, nhà hành chính, nhà bếp, nhà ăn tập thể, cùng 5 nhà lưu trú nhỏ. Các khu nhà nằm rải rác trên triền núi hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, ven sông lớn ở tỉnh Bumthang, đông bắc Bhutan. |
Tổ hợp thiết kế là cuộc đối thoại giữa đất- đá- gỗ, giữa nhà, không gian bên trong và khung cảnh, giữa tri thức hàn lâm với kinh nghiệm dân gian. Các công trình có tường dầy nửa mét, xây đá kết hợp trình đất, bảo đảm giữ nhiệt trong mùa đông giá lạnh./. |