vov_kham_pha_kiet_tac_nha_tho_bang_da_100__o_ninh_binh1_nvoz.jpg
Ngôi nhà thờ được làm hoàn toàn bằng đá này nằm trong quần thể nhà thờ Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 
Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ, đa phần các nhà thờ đều được xây dựng bằng đá tự nhiên kết hợp giữa kiến trúc Á và Âu rất độc đáo.
Nhà thờ trái tim Đức Mẹ (nhà thờ đá 100%) được xây dựng đầu tiên vào năm 1883, có chiều dài 15,30m, rộng 8,50m, cao 6m. Kiến trúc cung đình được chạm trổ trên đá rất tinh xảo kết hợp kiến trúc phương Tây hiện đại.
Nền, cột, xà, tường, chấn song, tháp, bàn thờ đều được làm bằng đá, do đó người Phát Diệm quen gọi là Nhà thờ đá.
Kiến trúc đá được phát triển và chạm khắc rất tinh xảo ở khắp nơi trong nhà thờ.
 Phía trong nhà thờ được làm bằng đá cẩm thạch với bố cục, đường nét thanh thoát, nhẹ nhàng, hai bên là những chấn song đá và những bức chạm thông phong.
Trên bàn thờ chính là nhà tạm bằng gỗ chạm, sơn son, thếp vàng và tượng Đức mẹ bằng đá. Bên ngoài nhà thờ có những bức chạm thông phong hình chim Phượng hàm thư. Đã có du khách gọi nhà thờ này là “Viên ngọc” trong quần thể Thánh đường Phát Diệm.
Mặt tiền của nhà thờ gồm một toà Đức mẹ ở giữa với hai tháp hai bên, tháp kết cấu 5 tầng, có đường nét giống với tháp Bút ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Không gian thờ tự mang đậm hình ảnh mái đình, ngôi chùa vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, tạo nên sự bình an, che chở, đây cũng là biểu tượng của sự gặp gỡ giữa công giáo và truyền thống tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.
Những bức tranh bằng đá nguyên khối được chạm trổ tinh tế trên tường.
Dọc hành lang là những bức tường chấn song bằng đá tự nhiên.
Những khối đá được gắn kết với nhau rất chắc chắn và hài hòa.
Mặt sau của nhà thờ đá mang nét kiến trúc phương Đông cổ kính.
Toàn bộ quần thể nhà thờ Phát Diệm nói chung và ngôi nhà thờ đá này nói riêng đều được xây dựng thủ công tạo nên công trình vô cùng độc đáo thu hút rất nhiều khách du lịch thăm quan mỗi năm.