Vu Lan là một tập tục đáng quý của người Việt thường tổ chức vào ngày Rằm tháng 7 để thể hiện truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, báo hiếu cha mẹ sinh thành.

Việt kiều tại Bangkok năm nay tổ chức Đại lễ Vu Lan Quý Tỵ tại chùa Cảnh Phước, ngôi chùa cổ lớn nhất của người Việt tại trung tâm thủ đô Bangkok:

Lễ rước các nhà sư từ Việt Nam đến tham dự Đại lễ Vu Lan Quý Tỵ lên chính điện chùa Cảnh Phước.
Đại lễ Vu Lan được nhà sư trụ trì chùa Cảnh Phước (người Thái) và các nhà sư Việt Nam tiến hành 
Toàn cảnh Đại lễ Vu Lan Quý Tỵ 2013 tại chùa Cảnh Phước – Bangkok, Thái Lan.
Tới dự lễ có hàng trăm phật tử Việt Nam và Thái Lan trong đó có Chủ tịch Hội văn hóa Thái Việt và Chủ tịch Hội Việt Kiều tại Bangkok.
Một số học giả chuyên nghiên cứu về Việt Nam cũng tới dự từ sáng sớm.
Đoàn nghi thức Bông hồng cài áo với sự tham gia của các lưu học sinh, sinh viên Việt Nam tại Thái Lan.
Nghi lễ Bông hồng cài áo được tiến hành đầu tiên với các nhà sư tham dự Đại lễ.
Nghi lễ Bông hồng cài áo: Hoa màu đỏ được cài để cảm ơn trời đất vì vẫn được phụng dưỡng cha mẹ, còn bông hoa màu trắng như lời nhắn nhủ hãy luôn nhớ và báo hiếu với những ai không còn bậc sinh thành .
Lòng thành và tôn kính của các phật tử với nhà sư trụ trì chùa Cảnh Phước.
Chùa Cảnh Phước có tên đầy đủ là Sắc Tử Chấn Quốc Cảnh Phước Tử, tiếng Thái Lan là Sommananum Boriharn, là ngôi chùa cổ lớn nhất của Việt Nam tọa lạc tại trung tâm thủ đô Bangkok của Thái Lan.
Mâm chay được bà con Việt Kiều Thái Lan tự tay chuẩn bị và mang đến Đại lễ.
Nhân viên Đại sứ quán Việt Nam cũng góp phần nhỏ công sức với các món chay và dâng lên đại lễ, tỏ lòng tôn kính khi dự Đại lễ Vu lan năm nay.
Dù tuổi đã cao và ở xa, nhiều Việt Kiều vẫn lặn lội đưa gia đình đến dự Đại lễ, để có dịp giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo, kính ơn cha mẹ và tham dự vào các hoạt động cộng đồng của Việt Kiều khi ở xa quê hương.
Cứ mỗi dịp Vu Lan, bác Nguyễn Thanh Bình, Việt kiều Thái Lan đến chùa Cảnh Phước để thắp nén hương bàn thờ bậc sinh thành tại ngôi miếu của Việt kiều trong khuôn viên chùa