Cùng trong loạt bài:Bài 1: Bản đồ cổ và chính sử Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường SaBài 2: Châu bản triều Nguyễn: Minh chứng về chủ quyền Hoàng Sa, Trường SaBài 3: Bản đồ cổ Việt Nam – chứng cứ “thép” về chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa và Trường SaBài 4: Sử liệu cổ Việt Nam khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường SaBài 5: Thế giới đã thừa nhận Hoàng Sa, Trường là của Việt Nam ra sao? Bài 6: SGK Trung Quốc thừa nhận biên giới chỉ đến đảo Hải NamBài 7: Nhà nước Phong kiến Việt Nam đã đưa Hoàng Sa vào SKG dạy cho trẻ nhỏÝ thức về chủ quyền biển đảo đã được Nhà nước phong kiến Việt Nam rất quan tâm và đã đưa kiến thức về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào sách dạy cho học trò. Khải đồng thuyết ước là sách giáo khoa dạy trẻ học vỡ lòng bằng chữ Hán thời vua Tự Đức, có vẽ về Hoàng Sa.

Bản đồ Hoàng Sa trong Khải đồng thuyết ước có tên là Bản quốc địa đồ thuộc các trang 15-16 của sách. Sách do nhà nho Phạm Vọng (hiệu Trúc Đường), Ngô Thế Vinh (hiệu Khúc Giang) biên soạn. Sách được khắc in lần đầu vào năm Quý Sửu Tự Đức thứ 6 (1853) và được sử dụng trong tất cả trường học ngay từ đầu đời Tự Đức cũng giống như sách giáo khoa ngày nay. Vì là sách giáo khoa nên đã được khắc nhiều lần trải qua các triều vua.

Trong khi đó, nhà nước Trung Quốc cũng có những cuốn sách giáo khoa dạy cho đồng ấu. Nhưng sách giáo khoa cổ của Trung Quốc chỉ vẽ bản đồ của nước mình đến đảo Hải Nam giống như những tập Át lát do nhà nước Trung Hoa chính thức phát hành. Khi đó, Trung Quốc cũng không nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của mình.

Mời quí vị và các bạn cùng chiêm ngưỡng “Bản quốc địa đồ” trong sách Khải đồng thuyết ước với sự thuyết minh của nhà nghiên cứu Nguyễn Tá Nhí.