Nghe chương trình thời sự sáng 24/8

Trong diễn biến mới liên quan đến tình hình Nga, Ukraine, trong chuyến thăm Ukraine hôm qua, Thủ tướng Đức Merkel không thể loại trừ khả năng sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga.

thutuongduc_oapk.jpg 
Thủ tướng Đức, bà Merkel (Ảnh: Reuters)

Phát biểu trong chuyến thăm "chớp nhoáng" tới Ukraine ngày 23/8 trong bối cảnh quan hệ giữa Ukraine, phương Tây và Nga hết sức căng thẳng, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, hòa bình chỉ có thể đến với cả Ukraine và Nga.

Tại cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Petro Poroschenko, Thủ tướng Merkel khẳng định Đức sẽ tiếp tục ủng hộ chính quyền Kiev và coi sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine là một mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Đức. Bà Merkel cũng kêu gọi các bên sớm tìm ra một giải pháp hoà bình để tháo gỡ các bế tắc hiện nay, trước mắt có thể là một lệnh ngừng bắn tạm thời giữa quân đội chính phủ và lực lượng đối lập ở khu vực miền Đông.

Trong chương trình còn có nhiều thông tin khác:

Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 sẽ khai mạc tại Đà Nẵng vào đầu tuần tới (từ ngày 26-28/8/2014). Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh dẫn đầu sẽ tham dự các Diễn đàn này.

Việc Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn biển ASEAN lần thứ 5 và Diễn đàn biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 nhằm thể hiện vai trò, trách nhiệm và sự đóng góp tích cực của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác cũng như ưu tiên của ASEAN về hợp tác biển cũng như đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực.

Bắt đầu từ ngày mai ngư dân sẽ được hỗ trợ để mua bảo hiểm để phát triển thuỷ sản. Công bố này của Bộ Tài chính về việc thực hiện chính sách bảo hiểm quy định tại Nghị định số 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản.

Đối tượng được hỗ trợ mua bảo hiểm là chủ tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ.

 Bộ Tài chính khẳng định không gia hạn nộp thuế cho hai công ty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu ở Quảng Nam.

Cũng trong chương trình này, có bình luận về việc kinh doanh giáo dục và những hệ luỵ. Tác giả bình luận cho rằng, kinh doanh giáo dục không còn là một khái niệm mới ở Việt Nam. Là một ngành đặc thù giáo dục và đào tạo con người, chắc chắn kinh doanh giáo dục phải dựa trên nét đặc thù của ngành này.

Lý do được các nhà giáo dục đầu tư bỏ vốn vào là vì kinh doanh được. Với nhiều quốc gia, giáo dục được khẳng định là quốc sách hàng đầu. Nhưng khi giáo dục trở thành mảng miếng kinh doanh béo bở thì những hệ luỵ của nó ngày càng nhiều. Mầm mon thì vượt tầm kiểm soát, phổ thông thì lạm thu, lạm dạy thêm. Chưa bao giờ ở ta lại có nhiều đại học, cao đẳng như bây giờ…. Tất cả đều nhằm vào hầu bao của phụ huynh học sinh.

Trong phần tin thế giới, còn có tin về Thái Lan bắt đầu xét xử 26 nghi can có âm mưu tiến hành khủng bố..../.