Đúng 1 ngày sau khi chúng ta đập tan cứ điểm Điện Biên Phủ, ngày 8/5/1954, Hội nghị Geneve về Đông Dương khai mạc tại Thụy Sĩ.

Trong khoảng thời gian hơn 1 tháng (từ 8/5 đến 10/6/1954), Hội nghị đã nghe các bên trình bày quan điểm, lập trường về giải quyết chiến tranh ở Đông Dương. Ngày 20/7/1954, Hội nghị đã quyết định phân vùng ở Việt Nam, phân vùng giới tuyến quân sự tạm thời và thời hạn tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất Việt Nam.

Nghe cuộc trao đổi giữa BTV VOV và PGS TS Vũ Dương Huân
Trong tuyên bố cuối cùng điều I và Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký ngày 21/7/1954, phụ lục điều I và điều 4 phân chia giới tuyến tạm thời Nam – Bắc Việt Nam ở vĩ tuyến 17 sông Bến Hải.Theo đó, 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đều thuộc chủ quyền của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Với những chứng cứ này, Hiệp định Geneve 1954 và trước đó là Hội nghị San Fransisco 1951 đã xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

online7.jpg
PGS-TS Vũ Dương Huân (trái) 

Những tài liệu lịch sử được đưa ra tại các hội nghị này không chỉ chứng minh chủ quyền của Việt Nam mà còn bác bỏ những luận điểm sai trái của Trung Quốc về cái gọi là chủ quyền của họ tại Biển Đông.

PGS TS Vũ Dương Huân - nguyên Trưởng ban nghiên cứu lịch sử Ngoại giao, Bộ Ngoại giao phân tích rõ hơn những khía cạnh pháp lý khẳng định chủ quyền quyền tài phán Quốc gia của Việt Nam trên Biển Đông./.