Nghe chương trình thời sự trưa 3/10:

Gần đây, một bộ phận giới trẻ Hà Nội đang rộ lên thú tiêu khiển mới, chơi bóng cười tại các CLB, quán bar, karaoke nhưng mù mờ về tác hại.

Theo các bạn trẻ, thú chơi này vừa giúp giảm stress, đưa lại những trận cười sảng khoái, vui vẻ và hứng thú cho người sử dụng, vừa công khai, an toàn. Tuy nhiên, để đánh đổi những tiếng cười này, đằng sau đó lại là hậu quả khôn lường. 

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn - giảng viên khoa Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, sở dĩ gọi N2O là khí cười bởi có giả thuyết cho rằng, nó tác động lên một điểm của hệ thống thần kinh gây cười.

Khí cười thường được sử dụng trong nha khoa như một chất gây tê, giảm đau yếu. Sử dụng khí cười với tần suất lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể, nhất là hệ thần kinh. Nếu hít nhiều sẽ gây ra nôn ói, rối loạn chuyển hóa cơ thể, thậm chí tạo cảm giác hưng phấn ảo, rất giống với cảm giác phê ma túy, sử dụng nhiều có thể sẽ gây nghiện.

Ngay cả khi sử dụng ở nồng độ thấp, khí gây cười cũng sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, làm giảm tầm nhìn và thính giác. 

Một số tin đáng chú ý khác:

Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự lễ khai giảng năm học mới tại Đại học Quốc gia TP HCM.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành địa phương nỗ lực để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm nay từ 6,3 – 6,5%.

Các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận và cho ý kiến vào Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự.

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan có chiều hướng gia tăng tại khu vực tranh chấp Kasmir./.