Sau nhiều thăng trầm, ngày nay làng vẫn bảo tồn và phát huy được nghề truyền thống.

Gần đây người thợ làng nghề đã biết tính toán đầu tư máy chạm khắc gỗ để tăng năng suất lao động và tiến độ giao hàng.

Một hộ điển hình tôi tới thăm là hộ anh Nguyễn Văn Tám 48 tuổi ở làng. Năm ngoái anh Tám đã mạnh dạn đầu tư 260 triệu để đặt mua một máy điêu khắc x8. Máy điêu khắc của anh chỉ cần một người vận hành. Từ một tượng gốc một lúc có thể đục ra 8 bức tượng khác giống hệt. Tượng sau khi đục bằng máy đạt 80% thành phẩm. Còn 20%  người thợ phải trực tiếp làm thủ công.

Anh Tám kể: "Tượng làm ra vẫn đẹp như đục bằng tay nhưng năng xuất tăng gấp đôi và giao hàng cho khách kịp thời". 

Hiện tại ở làng đã có 7 hộ đang dùng máy điêu khắc. Ban đầu máy được nhập từ Đài Loan về sau dần một số xưởng cơ khí  trong nước đã tự sản xuất được máy trạm khắc. Giá thành máy vì thế  giảm đáng kể phù hợp với các hộ sản xuất làng nghề.

 

img_4087.jpg
 Máy chạm khắc x8 nhà anh Tám.

Từ một tượng gốc sao chép  ra các tượng khác

Chỉ cần một người vận hành mà ra 8 bức tượng giống nhau.

Tạo đường nét

 Mũi khoan đặc chủng giá khoảng 1,5 triệu/chiếc.
Sau khi tượng được đục bằng máy, anh Tám sẽ hoàn thiện nốt những chi tiết còn lại.
Tay nghề tài hoa của người dân Thiết Úng
 Sản phẩm sắp hoàn thiện chờ đánh bóng
Một tượng cỡ lớn được làm theo mẫu nhỏ.
Các công đoạn hoàn thiện chi tiết được làm thủ công.