dsc_9643.jpg
Người đàn ông này đang thu dọn lại ngôi nhà bị bão đánh sập, tính riêng ở Nam Định có hàng chục nhà bị bão phá nát hoàn toàn như này.
Diêm dân Trịnh Văn Toàn ở Hậu Lộc xót xa trước cánh đồng muối của mình đã thành biển nước, ở làng ông, gần 1000 hộ cũng rơi vào tình trạng tương tự. Diêm dân ở đây không biết sẽ phải sống ra sao khi những ruộng muối của họ phải mất rất nhiều thời gian mới có thể quay trở lại sản xuất.
Cột phát sóng truyền hình cao 180m có giá trị tới 50 tỷ đồng tại Nam Định bị đổ sập trong đêm 28/10.
Bà Lê Thị Thim ở xã Hải Chính huyện Hải Hậu, Nam Định không cầm được nước mắt khi thấy ngôi nhà của mình bị bão phá tan hoang. Bà cũng không biết sẽ kiếm đâu ra tiền để sửa lại ngôi nhà,
Riêng tại xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, Thái Bình, gần 1000ha diện tích nuôi ngao xuất khẩu đã mất trắng, thiệt hại lên tới hàng chục tỷ đồng.
Rất nhiều tàu, thuyền dù đã neo đậu ở nơi an toàn nhưng vẫn bị bão cuốn lên bờ.
Nhiều diện tích lúa ở hai tỉnh này chưa kịp thu hoạch đã bị bão phá nát. Theo thống kê số lượng hoa màu bị mất riêng ở huyện Tiền Hải, Thái Bình đã là 3000ha.
Một chiếc cổng chào bị đổ rạp.
Sự cố đường dây 220kv đã làm toàn tỉnh Thái Bình mất điện, Cho đến tối ngày 29/10 tỉnh vẫn chưa khắc phục được. Hệ thống thông tin liên lạc cũng bị gián đoạn do bão.
Sức tàn phá của bão số 8 là rất lớn, ngay sau khi bão tan, bộ đội biên phòng đã nhanh chóng chủ động giúp dân khắc phục hậu quả của bão gây ra.