Cứ vào những ngày cận kề tiễn ông Táo về chầu trời,  làng Thủy Trầm xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) lại nhộn nhịp hẳn lên. Người người tát nước bắt cá, nhà nhà thu hoạch cá, thương lái từ khắp nơi như Yên Bái, Hà Nội, Bắc Ninh...đổ về nhập cá chép. Cá chép đỏ ở đây đã có thương hiệu từ lâu và được tỉnh Phú Thọ cấp chứng chỉ làng nghề nuôi cá chép đỏ./.

1.jpg

Giáp Tết tiết trời lạnh giá, người dân làng Thủy Trầm vẫn chân đất xuống ao tát cá

Sau khi tát cá bằng lưới, các hộ gia đình phải bơm hết nước ra ngoài, lội xuống tận nơi để vớt những con cá còn lại.

Vợ chồng ông Thú, bà Sáu tuy lớn tuổi nhưng vẫn tham gia thu hoạch cá

Cá sau khi bắt từ ao lên được cho vào bể nước sạch chờ thương lái tới lấy

Cá mẹ vây dài, thân đỏ có xuất xứ từ Nhật Bản dùng để gây giống

Ông Cân, nhà ở khu xóm 3 thích thú nhìn đàn cá bơi lội
Cá tung tăng bơi lội theo dòng, mỗi lứa cá được nuôi khoảng 6 tháng
Vào ngày này, các thương lái đổ từ nhiều nơi về đây bắt cá bán
Cá được chia ra thành nhiều bể khác nhau để dễ phân loại

Cá chép thời điểm này có giá từ 80.000-85.000 đồng/1 kg. Mỗi kg được khoảng 50 con. Cá vừa đủ tầm, không quá lớn hoặc quá nhỏ dùng để cúng ông Công, ông Táo

những nhà không đủ cá để giao đành lấy lại của nhà khác

Chị Thiện, chủ 1 điểm thu mua đang bắt cá cho 1 khách hàng mua 30kg mang lên các tỉnh vùng cao. Cả làng chỉ có vài hộ thu mua tập trung, sản lượng năm nay nhà chị Thiện thu mua lên tới gần 1,6 tấn cá từ các hộ trong làng. Cá được cho nước, bọc kỹ và sục ôxy căng phồng để vận chuyển đến các tỉnh xa

Ngoài những lúc nuôi cá chép đỏ, người dân trong làng còn nuôi cá thịt, cá làm cảnh cho các khu sinh thái, biệt thự... Nhiều người còn lựa chọn buôn lá dong gói bánh chưng.