Về xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể trong những ngày này, bạn sẽ được hoà cùng với màu sắc rực rỡ của ngày hội dân tộc, với những trò chơi dân gian như  bịt mắt bắt dê, chọi bò, đấu vật, đẩy gậy, hát đối đáp được tổ chức trên đảo An Mã của hồ Ba Bể… Bạn cũng có thể thưởng thức  nhiều đặc sản địa phương là những loại bánh làm  từ bột gạo nếp ngâm với các loại lá rừng như bánh trời, bánh khảo…

Lễ hội Xuân Ba Bể diễn ra trong 3 ngày (từ mùng 9 - 11 tháng Giêng Âm lịch). Mở đầu là màn dâng lễ của 16 xã của huyện Ba Bể. Lễ vật của các xã gồm có xôi, gà, lợn, nải chuối, bánh khảo và một chai rượu ngô. 16 mâm lễ này được các thôn nữ kính cẩn dâng lên thần núi, thần sông, thần hồ để cầu một năm bình an cho dân làng với mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở. Phần lễ kết thúc bằng bài cúng kỳ yên giải hạn năm cũ và cầu bình an cho năm mới.

Sau tiếng trống khai hội là các tiết mục văn nghệ với những điệu lượn, lời then, tiếng tính… làm say lòng du khách. Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò chơi hấp dẫn như: đua thuyền độc mộc, ném còn, đấu võ dân tộc, bắn cung và biểu diễn múa, hát truyền thống của các dân tộc./.

 

1.jpg

Lễ hội Xuân Ba Bể năm nay thu hút hàng ngàn người dân địa phương và khách thập phương

Thiếu nữ Tày với mâm lễ vật cúng thần linh

Ném còn - trò chơi thu hút nhiều nam thanh, nữ tú. Qua trò chơi này họ có thể giao duyên, tìm bạn. Nếu nhặt được quả còn của nhau, họ sẽ có cuộc hẹn hò trong những ngày Xuân

Thiếu nữ người Mông e ấp trong những bộ trang phục truyền thống sặc sỡ

Vui vẻ với trò chơi bịt mắt đánh trống

Bãi đất rộng và bằng phẳng của xã Nam Mẫu là nơi diễn ra trò chọi bò độc đáo

Trai gái đua thuyền độc mộc, một trò chơi thể hiện tình yêu của người Tày với hồ Ba Bể

Du khách đến chơi hội có thể mua các sản phẩm vungd cao về làm quà

Ngày hội còn tổ chức cho các em học sinh của huyện tham gia vẽ tranh về chủ đề bảo vệ môi trường

Tiết mục “Cô gái bản em” do Ma Thị Liên, người Tày thể hiện

Đêm lửa trại vùng cao