Lên vùng cao Sa Pa mấy ngày gần đây sẽ cảm nhận thấy cái lạnh thấu xương do nhiệt độ xuống thấp nhất từ đầu mùa đông 2011 tới nay.
Nhiệt độ Sa Pa ngày (24 và 25/12 1,7 ºC và 2,7 ºC, đây là những ngày rét nhất từ tiết đông chí tới nay.
Tuy nhiên, trong giá rét cuộc sống ở Sa Pa vẫn diễn ra như ngày nắng ấm. Bà con nông dân vẫn đưa đàn trâu xuống núi “ sơ tán” chống rét hoặc đi lên núi cắt cỏ cho trâu bò ăn thêm ngày lạnh. Không ít người ra đồng chăm sóc rau xanh phục vụ Tết hay thu hoạch hoa hồng mang bán phục vụ cúng lễ ngày đầu tháng Chạp. Có khác chăng là trời lạnh nên dịp này ít du khách nội địa tới thăm Sa Pa, còn du khách nước ngoài đi nghỉ rất đông vì trùng vào dịp lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch 2012, khách nước ngoài lại tỏ ra thích thú khi hưởng cái rét vùng á nhiệt đới Sa Pa, nên hàng ngày vẫn kéo nhau đi bộ xuống Tả Van, Bản Hồ, Thanh Kim ngắm cảnh, thăm làng du lịch sinh thái của người dân địa phương.
Lên Sa Pa chúng tôi mới hiểu thêm dân vùng cao phải biết sống chung với giá rét và biết khai thác lợi thế của thời tiết vùng giá lạnh để tồn tại, phát triển.
Mời bạn đọc cùng xem những hình ảnh nhịp sống vùng cao Sa Pa trong những ngày rét đậm từ 1,7 ºC – 2,7 ºC đầu đông 2011 chúng tôi vừa mới ghi lại chièu 25/12./.
Thị trấn Sa Pa mờ ảo trong những làn sương. |
Ngọn lửa làm vơi bớt cái giá rét đậm. |
Mặc áo cho trâu |
Chăm sóc trâu |
Lùa trâu về chuồng |
Chợ hoa hồng Sa Pa vẫn tấp nập người mua |
Tuy thời tiết có rét đậm và sương mù, nhưng vẫn rất nhiều du khách có mặt ở nhà thờ Sa Pa. |
Nông dân Sa Pa nhộn nhịp mua phân đạm về làm vụ đông. |
Trên đỉnh đèo Ô Quý Hồ xe ô tô luôn bật đèn vì sương quá dầy. |
Nông dân Sa Pa lùa trâu về vùng thấp, họ dựng lều tạm để trông trâu. |
Sa Pa càng lạnh càng thu hút khách quốc tế. |
Trời không mưa nhưng thương lái ở Sa Pa vẫn mặc áo mưa để tránh gió. |
Những quán đồ nướng ở đỉnh đèo Ô Quý Hồ lạnh 2 độ C luôn đông khách. |