Từ những lá cờ đầu tiên hòa vào sắc đỏ tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, đến nay, sản phẩm của gia đình anh Nguyễn Văn Phục ở Từ Vân, Thắng Lợi (Thường Tín, Hà Nội) đã có mặt trên mọi nẻo đường của đất nước, tham dự nhiều sự kiện quan trọng mang tầm quốc gia.
Lá cờ lớn nhất anh may có diện tích 54m2 được treo trên đỉnh Lũng Cú (Hà Giang) biểu trưng cho 54 dân tộc Việt Nam. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế, anh Phục chưa khi nào nghĩ đến việc bỏ nghề. Những đường kim mũi chỉ nhỏ bé vẫn hàng ngày tạo ra những lá cờ thiêng liêng như công việc lặng thầm nhưng rất tự hào của họ hơn nửa thế kỷ qua./.
Căn nhà cấp bốn 3 gian của gia đình anh Phục chứa đầy vải vóc và các dụng cụ làm nghề. Mọi sinh hoạt của gia đình phải chuyển xuống bếp. |
Anh Phục cẩn thận căng vải trước khi cắt. Ngoài mẫu cờ Tổ quốc thông thường, tùy vào đơn hàng, lá cờ có thể dài đến gần chục mét. Tuy nhiên, do diện tích nhà chật hẹp nên anh không nhận làm hàng quá lớn. |
Chị Đào Thị Xuyên dùng bút lửa cắt vải giữa buổi trưa nóng nực. |
Anh Phục cùng người làm ghim cố định ngôi sao vàng trước khi may để đường may được ngay ngắn. |
Với chiếc máy may công nghiệp chạy bằng điện, công việc của anh Phục đã nhanh chóng và đỡ vất vả hơn nhiều. |
Anh Phục luôn coi mỗi sản phẩm làm ra phải là một tác phẩm. Vì vậy, anh luôn chăm chút cho từng đường may. |
Ngoài cờ Tổ quốc, gia đình anh còn may cờ Đảng, cờ dành cho liệt sĩ, cờ các nước, băng rôn, khẩu hiệu,… Đặc biệt, việc phục chế cờ luôn cho anh nhiều cảm xúc. |
Anh Nguyễn Văn Tâm – người cùng làng, mắc bệnh còi xương, được gia đình anh Phục tạo điều kiện làm việc với tiền công 50.000/ngày. |
Sân nhà vừa là nơi phơi cờ vừa là sân chơi của các con anh Phục. |
Căn nhà bề bộn các loại vải đủ màu trở thành một phần tuổi thơ của những đứa trẻ ở đây. |
Hàng Bông là một trong những nơi đặt hàng từ gia đình anh Phục. Đây cũng là con phố nổi tiếng với những mặt hàng in, thêu cờ ở Hà Nội |
Những lá cờ rực rỡ trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. |