Khi nhắc tới tên Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) chắc ai cũng nghĩ ngay về một dòng tranh nổi tiếng của đất Kinh Bắc- tranh Đồng Hồ.

Nằm cách Thủ đô hơn 35 km, làng Đông Hồ nằm bên bờ nam sông Đuống, “làng tranh” đã có nhiều thay đổi cùng thời gian, nhưng nét dân gian của dòng tranh luôn được các gia đình nơi đây gìn giữ không đổi thay. Cách thức, nguyên liệu làm tranh vẫn luôn được tuân thủ theo những nguyên tắc xưa và tất cả đều được làm thủ công.

Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp. Để có được loại giấy này, người dân làng Đông Hồ cũng phải làm rất nhiều công đoạn. Đầu tiên là giấy làm từ cây dó, sau đó, nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó.

Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng. Sau đó phơi khô và tiếp theo là làm sạch các cặn vỏ dính trên giấy để có độ mịn. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang).

Điều đặc biệt là mỗi màu được in lại tương ứng với số bản khắc gỗ nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng 4 màu chính (đen, xanh, đỏ, vàng). Cũng từ những màu sắc đơn giản này, những bức tranh dân gian như: Hái dừa, đánh ghen, đấu vật... đã được “ra đời”. Mỗi bức tranh đó đều mang nét đời thường của cuộc sống người Việt thời xưa.

Tranh Đông Hồ cũng có rất nhiều mẫu, nhưng 5 loại chính là: Tranh thờ, Tranh lịch sử, Tranh chúc tụng, Tranh sinh hoạt và Truyện tranh.

DSC_0770.jpg

Những nguyên liệu chính tạo nên màu sắc của tranh Đông Hồ: Vàng (hoa hòe), trắng (vỏ điệp), đỏ (sỏi son, gỗ vang) - từ trái qua phải.

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đang giã điệp trước khi trộn với hồ. Tất cả công đoạn làm trang Đông Hồ từ tạo nguyên liệu đến bước cuối đều được làm thủ công.

Giấy dó sau khi được quét và vỏ điệp và phơi khô sẽ được làm mịn trước khi in

Bên cạnh những nguyên liệu đó thì khuôn in cũng rất quan trọng.

Từ những chiếc đục đơn giản với nhiều kích cỡ...

... cộng với bàn tay khéo léo của người nghệ nhân...

... những bản khắc gỗ với hoạ tiết phức tạp nhưng vô cùng đẹp mắt sẽ được tạo nên.

Tuy nhiên, điều đặc biệt ở công đoạn làm tranh Đông Hồ là mỗi bản khắc gỗ chỉ in một loại màu và chi tiết trên tranh.

Màu được hoà trước khi in...

... in lên bản khắc gỗ...

... cho giấy điệp lên bản khắc gỗ...

... và cho "ra lò" tác phẩm cuối cùng.

Trước khi lên khung, tranh sẽ được phơi khô

Để bắt kịp thị trường, các gia đình làm tranh Đông Hồ cũng tạo ra thêm nhiều mẫu mới với các chất liệu khác nhau: Trên gỗ, trúc, tre... và đủ các kích thước. Giá cả cũng nhiều mức đề khách hàng lựa chọn. Từ vài chục nghìn đồng cho tới 10-20 triệu đồng.

Một mẫu tranh nhỏ được khắc và tạo màu trên gỗ

Trên giấy điệp theo đúng "người xưa"

Một mẫu khác với chất liệu là gỗ và có giá gần 10 triệu đồng