Đến hẹn lại lên cứ đúng mùng 8 Tết âm lịch hàng năm người dân làng Thị Cấm- Xuân Phương (Từ Liêm- Hà Nội) lại tưng bừng nổ lửa thi thổi cơm. Cuộc thi có nguồn gốc từ truyền thuyết Thành Hoàng của làng là Phan Tây Nhạc là bộ trưởng của Tản Viên Sơn Thánh đời Hùng Vương thứ 18 thống lĩnh đội quân đi dánh giặc.
 
Khi Ngài dẫn quân qua làng, dân làng thị Cấm đã tổ chức nấu cơm để khao quân. Cũng có thông tin khác cho rằng: Tương truyền từ thời Hùng Vương thứ 18, có đôi vợ chồng tướng tiên phong là Phan Tây Nhạc và Hoa Dung công chúa trẩy quân qua làng đi dẹp giặc. Nhiều người dân trong làng xin đi theo, vợ chồng tướng quân bèn mở cuộc thi thổi cơm để chọn người nuôi quân giỏi tuyển vào phục vụ quân ngũ. Sau khi vợ chồng tướng quân mất được làng thờ làm Thành hoàng và hàng năm đến ngày 8 tháng Giêng làng mở hội thổi cơm thi để nhắc nhở tích xưa, nhớ lại dịp Ngài hành binh qua làng đánh giặc đem lại cho dân có cuộc sống yên bình.
Cuộc thi nấu cơm chia làm 3 công đoạn tách rời nhau: thi lấy nước, thi kéo lửa và thi nấu cơm.Riêng thi thổi cơm: Có ba công đoạn:- Giã thóc, xàng thóc lấy gạo.- Giã gạo, lấy gạo trắng.- Thổi cơm.
Có 4 đội thổi cơm thi mỗi đội được cử 10 nam nữ dự thi: 4 người xay thóc giã gạo, một người dần sàng, một người lấy nước, hai người kéo lửa bằng cây giang, hai người thổi cơm. Đội của giáp nào mặc trang phục riêng màu của giáp ấy. 
Ban giám khảo chấm thi từng khâu một thời gian giành cho người thi thổi cơm kéo dài khoảng hai giờ. Kết thúc phần thổi cơm thi là việc công bố và trao giải. Cơm của đội nào nấu nhanh, cơm dẻo, chín đều, được xới cúng trước là giành giải nhất.
 
1.jpg
Toàn cảnh lễ hội.
Các cụ cao tuổi trong làng.
Lễ thánh trước khi bắt đầu thi.
Thổi lửa.
Để kéo dài thời gian cho cơm chín nục, người thứ 5 phụ trách nồi cơm đốt vun nhiều đống tro rơm buộc người chấm phải mất công tìm kiếm.
Bốn niêu cơm đã nấu xong đang được mang vào điện thờ để tiến hành chấm giải.
Cúng thánh trước khi chấm giải.
Ăn cơm lộc đoạt giải.
Sân đình Sau lẽ hội