Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) từ lâu đã nức tiếng với nghề gói bánh chưng truyền thống. Những chiếc bánh chưng Tranh Khúc dẻo, thơm ngon là địa chỉ quen thuộc không chỉ của người dân Hà Nội mà nhiều khách phương xa cũng tìm đến mỗi dịp Tết đến xuân về.

banhchung1.jpg
Những ngày cận Tết nguyên đán Giáp Ngọ, làng bánh chưng Tranh Khúc như nhộn nhịp hẳn lên với những chuyến hàng vận chuyển lá dong về chuẩn bị gói bánh chưng
Lá dong dùng để gói bánh được mua từ rừng vùng Hà Giang, Tuyên Quang...
Sau khi được rửa sạch, lá dong sẽ được lau khô cẩn thận, sau đó được tước sống để khi gói bánh lá không bị gẫy, bánh sẽ vuông và đẹp.
Gạo nấu bánh có rất nhiều loại nhưng nếu chọn loại nếp cái hoa vàng của vùng Hải Hậu là ngon nhất. Hạt tròn, thơm, dẻo trắng, đều, không gãy
Đỗ xanh nấu bánh chưng phải là đỗ mới, bở, vàng, đẹp, được nấu chín và nghiền nhuyễn
Mặc cho nhân đỗ xanh còn đương nghi ngút khói, người gói bánh nhanh tay vo thành từng nắm, bao lấy miếng thịt lợn đã được ướp sẵn muối tiêu
Các thế hệ trong gia đình cặm cụi với từng chiếc bánh chưng
Những người cao tuổi ở Tranh Khúc cũng tranh thủ gói bánh chưng giúp con cháu dịp Tết
Mặc dù những ngày cận Tết, việc gói bánh chưng phải bắt đầu từ sáng sớm đến tận đêm khuya, nhưng những người dân trong làng vẫn hào hứng với công việc này
Người Tranh Khúc có thể gói bánh chưng vừa nhanh, vừa chắc chắn, vừa đẹp mà không cần khuôn như ở nhiều nơi khác
Nếu nhanh tay, một người có thể gói được 120 chiếc bánh chỉ trong một giờ đồng hồ
 
Đôi bàn tay khéo léo gói chiếc bánh chưng vuông vắn, lạt buộc chắc chắn chỉ trong nháy mắt
Bánh phải gói chặt tay, buộc chặt rồi xếp đều vào nồi to
Nồi bánh chưng chuẩn bị được đưa lên bếp
Hiện nay, nhiều gia đình trong làng sử dụng bếp điện để luộc bánh chưng, nhưng một số nhà vẫn luộc bánh chưng bằng bếp củi, than. Bánh được luộc từ 7- 8 tiếng. Mùa làm bánh, ở làng Tranh Khúc, nhà nào cũng có 2-3 bếp đỏ lửa
Những chiếc bánh chưng vuông vắn sẽ được chuyển đến người mua