lqt_8044.jpg
Bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) là nơi chứa tới gần 90% lượng rác thải của thành phố. Anh Cao Tuấn, một công nhân làm việc tại đây được 5 năm cho biết, hàng đêm có chừng 450 lượt xe chở rác tới đổ.
Ở bãi rác Nam Sơn, vào đúng 3h đêm lại là không khí khá náo nhiệt. Theo Ban quản lý, có khoảng 500-700 người dân ở khu vực lân cận tới nhặt phế liệu mưu sinh. Họ mang theo những chiếc xe lôi và dụng cụ bảo hộ lao động đơn giản. Những người này được thu lượm đến 7h sáng.
Họ miệt mài, cần mẫn đào bới từng túi rác rồi rũ ra tìm kiếm bên trong xem có gì có thể bán được cho hàng thu mua phế liệu.
Trong ánh đèn đêm lờ nhờ, không ai nhìn thấy mặt nhau. Xung quanh mùi xú uế tràn ngập, ruồi nhặng bay rập rờn.
Một người đàn ông đang lục kỹ bên trong một cuốn sổ vừa tìm thấy, có cả chứng minh thư của ai đó.
Nghỉ tay và ngồi ngay trên rác.
Trời tảng sáng, những bao phế liệu đầu tiên được chở ra khỏi "núi rác".
Mỗi đêm, một người nhặt phế liệu ở đây thu nhập được khoảng 100 ngàn đồng. Đây là một số tiền khá lớn so với việc làm nông. Thời gian lao động chỉ về ban đêm nên ban ngày họ còn có thể làm thêm việc khác.
Trời sáng hẳn, những tốp người vẫn miệt mài tìm kiếm. Mỗi ngày ở Nam Sơn "nhập vào" khoảng 4.500 tấn rác thải trong khi đó mỗi lao động ở đây lượn về khoảng 2 đến 3 tạ phế liệu.
6h sáng, sắp đến giờ buộc phải rời khỏi bãi theo quy định để cho các xe chở rác tiếp tục vào đổ, những người này vẫn miệt mài đào bới hy vọng không bỏ phí "món hàng" nào có giá trị.
Nhặt được tiền trong khi bới rác không phải là hiếm, 4 năm trước từng có cặp vợ chồng còn nhặt được 14 cây vàng.
Trong bao tải này có thể là gỗ, sắt, nhựa, nylon hay bất cứ thứ gì có thể tái chế được. Những người nhặt phế liệu ở đây cho biết, công việc của họ làm bãi rác này có "tuổi thọ" cao hơn vì toàn bộ những loại rác vô cơ đã được họ nhặt về.