Cố đô Huế là vùng đất lịch sử giàu bản sắc văn hoá, với nhiều di tích, di sản vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Bên cạnh những di tích thuộc quần thể cố đô Huế, các di tích lịch sử cách mạng, thì còn một nhóm di tích không thể không nhắc đến: Đó là những di tích và địa điểm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hiện nay, trong cả nước có trên 630 di tích và địa điểm di tích lưu niệm Bác Hồ, phân bổ trên địa bàn 27 tỉnh và thành phố. Trong tổng số đó, phần lớn là các di tích thuộc thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Các di tích thời niên thiếu ở các tỉnh phía nam còn lại không nhiều. Ngoài thủ đô Hà Nội là nơi Bác sống và làm việc lâu nhất cho đến cuối đời (15 năm); quê bác - Nam Đàn, Nghệ An (10 năm), thì Thừa Thiên - Huế là nơi chốn thứ 3 gắn bó với Bác Hồ - khoảng 10 năm, từ 1895-1901 và 1906-1909.

ditich_hcm_hue%20(01)%20copy.jpg
Ngôi nhà số 112 phố Mai Thúc Loan (đường Đông Ba cũ) -  phường Thuận Lộc – Thành Nội Huế; ngay gần cửa Đông Ba. Tại đây, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng vợ là bà Hoàng Thị Loan cùng các con Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (tức chủ tịch Hồ Chí Minh) đã sống từ năm 1895 – 1901
Khoảng 10 năm không phải là dài nhưng so với một cuộc đời 79 năm nhiều thăng trầm, bôn ba thì những năm tháng ở Huế của Bác Hồ lại là quãng thời gian đặc biệt đầy ý nghĩa. Đó là những năm tháng ấu thơ và niên thiếu của Bác. Chính khoảng thời gian này ở Huế đã hình thành nên nhận thức và nhân cách một con người vĩ đại. Chính nơi này đã hun đúc một tinh thần yêu nước nồng nàn và đặt bước khởi đầu cho sự nghiệp cứu nước để đưa dân tộc Việt Nam sang một trang sử mới./.
Đây là một ngôi nhà gỗ nhỏ 3 gian mái ngói, và một chái bếp lợp tranh. Ngôi nhà này đã chứng kiến những năm tháng đèn sách của thân phụ Bác Hồ khi học ôn thi trường tại Quốc Tử Giám, những nhọc nhằn của thân mẫu Bác khi nuôi chồng và con ăn học. Người em kế của Bác Hồ - Nguyễn Sinh Xin cũng sinh ra ở đây. Ngôi nhà nhỏ này đã chứa đựng tình cảm và sự cưu mang đùm bọc của người dân xứ Huế với gia đình Bác Hồ
Nhà số 112 phố Mai Thúc Loan đã gắn bó với thời thơ ấu của Bác Hồ, Người đã chịu ảnh hưởng của cha trong những tháng năm đèn sách. Gian giữa căn nhà bây giờ là nơi đặt bàn thờ ông Nguyễn Sinh Sắc, bà Hoàng Thị Loan và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngôi nhà này đã được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia
Khung cửi của bà Hoàng Thị Loan ở gian bếp.
Miếu Âm hồn nằm ở góc ngã tư phố Mai Thúc Loan – Lê Thánh Tôn – Thành Nội Huế; ngay gần cửa Đông Ba và ngôi nhà 112 phố Mai Thúc Loan. Miếu được dựng vào khoảng năm 1895, cùng thời gian gia đình Bác Hồ đến Huế, để tưởng niệm những chiến sỹ tử trận và đồng bào tử nạn trong sự kiện “thất thủ kinh thành” năm 1885. Cậu bé Nguyễn Sinh Cung ngày ấy đã từng hay đến đây chơi và dự các buổi lễ cúng âm hồn, cùng cảm nhận tình cảm của đồng bào, xót thương cho những người bị nạn. Miếu Âm hồn là một minh chứng lịch sử, trở thành động lực nuôi dưỡng lòng yêu nước thương dân của Bác Hồ
Di tích Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, bên ngoài cửa Đông Ba Kinh thành Huế, nay là một vườn hoa thuộc phố Phan Đăng Lưu, TP Huế.  Đây là ngôi trường Bác Hồ đâ học trong thời gian ở Huế, từ 1906-1908. Ở ngôi trường này, Nguyễn Sinh Cung là một học trò xuất sắc. Và cũng ở ngôi trường này, tri thức và sách vở đã gợi nên lòng ham hiểu biết, trở thành nền móng đầu tiên cho sự nhận thức và hành động chí hướng yêu nước sau này của Bác
Trường Quốc học Huế, được thành lập năm 1896. Năm 1901, sau kỳ thi Hội, thân phụ Bác Hồ là ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng. Năm 1906, ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh đo Huế nhậm chức, đem theo các con là Tất Đạt và Tất Thành (Bác Hồ). Năm 1908, Tất Thành là 1 trong 10 học sinh giỏi nhất trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị trung học tại trường Quốc học khoá 1908-1909. Tại đây, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lĩnh hội được bản chất chế độ thực dân cùng các vấn đề chính trị, xã hội đương thời. Sau sự kiện phong trào đấu tranh chống sưu thuế ở Huế và miền trung tháng 4/1908, Nguyễn Tất Thành tạm biệt mái trường Quốc học và đi dần về phía nam theo con đường của riêng mình. Trường Quốc học nằm ở bờ nam sông Hương, TP Huế; là Di tích lịch sử cấp Quốc gia
Di tích toà Khâm sứ Trung Kỳ, ở bờ nam sông Hương, TP Huế. Hiện nay khu vực này là khuôn viên trường Đại học Sư phạm. Từ năm 1945 trở về trước, nơi đây là tòa Khâm sứ Trung Kỳ - cơ quan quyền lực cao nhất của thực dân Pháp ở Miền Trung. Địa điểm này gắn liền với sự kiện lịch sử quan trọng; hiện nay trên bia di tích đài tưởng niệm ghi: “Nơi đây, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã tham gia phong trào chống thuế của nông dân Thừa Thiên - Huế tại toà Khâm sứ Trung Kỳ - 1908”
Di tích Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Công trình được công nhận là di tích Quốc gia năm 1990. Ngôi làng Dương Nỗ đã mang dấu ấn sâu đậm trong thời gian Bác Hồ theo cha và anh về sinh sống, học tập trong thời gian 1898-1900. Đình làng Dương Nỗ là nơi mà Bác Hồ thường hay  đến chơi và viếng cảnh trong thời gian Người sống và học tập ở đây
Ngôi nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ.  Năm 1898, sau khi thi Hội lần thứ 2 không đỗ, gia đình ông Nguyễn Sinh Sắc gặp nhiều khó khăn. Để vượt qua những khó khăn và chờ kỳ thi tới, ông Nguyễn Sinh Sắc cũng hai con trai đã chuyển về làng Dương Nỗ ở trong ngôi nhà này của ông Nguyễn Sĩ Độ để dạy học kiếm thêm thu nhập. Thời gian ở ngôi này trong làng Dương Nỗ cũng có nhiều ảnh hưởng tới tình cảm và nhãn quan của Bác Hồ
Đây là một ngôi nhà rường 3 gian khung gỗ mái tranh. Ở nơi đây ông Nguyễn Sinh Sắc đã dạy học, anh em Bác Hồ đã học hành và chứng kiến tinh thần lao động cần cù, tình làng nghĩa xóm của những người dân quê mộc mạc. Ngôi nhà này đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia
Di tích Bến Đá bên sông Phổ Lợi, nơi Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh) thường lui tới tắm giặt trong những năm tháng sống và học tập tại làng Dương Nỗ (1898-1900)
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế - nằm bên bờ nam sông Hương,( có địa chỉ tại số 07 Lê Lợi, TP Huế) là nơi lưu giữ, trưng bày những hình ảnh, kỷ vật, liên quan đến cuộc sống, hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh cùng gia đình trong thời gian Người sống ở Huế; cùng với việc lưu giữ những tình cảm của Người với nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng như khu vực Miền Trung. Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế được thành lập từ năm 1980; công trình nhà Bảo tàng hiện nay được hoàn thành xây dựng năm 2000
Trưng bày tổ hợp ngôi nhà “Dãy trại” 47 Mai Thúc Loan, Huế - nơi Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã cùng cha và anh sống, học tập trong giai đoạn 1906-1909. Đây là góc tái hiện lịch sử do bảo tàng thực hiện, vì công trình thực tế đã không còn
Cờ “Quyết chiến quyết thắng” - giải thưởng luân lưu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng quân và dân Thừa Thiên - Huế trong kháng chiến chống Pháp
Áo bông Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Ty công an Thừa Thiên - Huế năm 1949
Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi 11 cô gái sông Hương năm 1968
Chiếc radio Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Kan Lịch – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Thừa Thiên - Huế - 1968
Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh có bút tích đề tặng cho ông Nguyễn Văn Màng ở Phú Vang, Thừa Thiên - Huế đã có thành tích trong phong trào bình dân học vụ
Băng vòng hoa viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội của lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế - 1969; cùng băng tang của cán bộ chiến sỹ, các tầng lớp nhân dân Thừa Thiên Huế dùng để tang Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người ra đi về cõi vĩnh hằng – 9/1969