Ngày nay, ở các thành phố lớn, để tiết kiệm thời gian xử lý và chế biến thức ăn trong bữa cơm gia đình, nhiều bà nội trợ thường mua cua được làm và xay sẵn ở chợ. Chính vì vậy, nhiều người không biết cách chọn mua cua cũng như các bước sơ chế kĩ càng, cẩn thận và cần thiết. Kì nghỉ Lễ độc lập vừa qua, chúng tôi có cơ hội về thăm thị xã Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc), tình cờ gặp gỡ bà Vương Thị Yên và tìm hiểu được quy trình nấu được một nồi canh cua ngon và hấp dẫn.

anh%2001.jpg
Bà Yên thường mua cua móc. Gọi là cua móc vì người nông dân móc cua ở đồng ruộng hay những nơi đất ẩm ướt, ẩn dưới lớp bùn sâu. 

Bà Yên hay chọn từng con cua để có một được cua to, ngon và chắc chắn chúng còn sống.

Vì là cua móc là nên có thể có những con vắt “trốn” trong mai cua. 

Bà Yên chia sẻ những dịp mua được mẻ cua đá thì sẽ nấu được nồi canh cua ưng ý, thơm và ngon hơn hẳn.

Ẩn sau lớp mai màu xanh của cua đá là lớp thịt màu vàng suộm tươi ngon.

Không như tôm bấy sẽ nấu được món ngon đặc sản, cua bấy sẽ làm hỏng nồi canh cua bởi mùi hoi khó chịu. 

Trứng cua chỉ nằm trong yếm những con cua cái.

Bà Yên dùng càng cua khều gạch bám chắc dưới mai, rửa 5- 6 lần, gạn nước cho trôi hết sạn, bẩn.

Phần mình cua sau khi được bóc mai, yếm và miệng.

Nước hoi có màu vàng đất và mùi hôi. 

Bà Yên rửa lại phần mình cua bằng nước sạch, 7- 8 lần, cho đến khi nước trong vắt, không còn vẩn đục.

Sau khi xay nhuyễn mịn mình cua, bà Yên đong nước nấu đủ cho tất các thành viên trong gia đình. 

Trước khi nấu, bà nêm gia vị và nguấy đều cho tan hết, rồi mới đặt lên bếp đun lửa vừa.

Sau khi phi thơm hành khô, bà Yên trưng phần gạch cua đến khi có màu vàng nâu, thơm và phồng giống như khi tráng trứng. 

Canh cua có thể nấu với mùng tơi rau đay, rau dền cơm hay đơn giản chỉ thêm quả cà chua.

Bún riêu cua có thể ăn kèm với sung nếp muối sổi đủ vị chua cay mặn, càng làm món ăn thêm hấp dẫn.