dien-bien-phu-tren-khong.jpg
Từ ngày 18- 30/12/1972, Mỹ sử dụng lực lượng không quân chiến lược với B-52 làm nòng cốt ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm. Đây là những cuộc ném bom dữ dội nhất và cường độ lớn nhất trong mọi cuộc chiến tranh. Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom xuống các mục tiêu.
Bức phù điêu và tấm bia tưởng nhớ các nạn nhân đã thiệt mạng tại BV Bạch Mai trong đêm 22/12. 
Bảo tàng Chiến thắng B52 ở phố Đội Cấn. Trong ảnh, các học sinh tiểu học đang đi dưới hai bệ phóng tên lửa SAM2, "khắc tinh" của B52 trên bầu trời Hà Nội.
Xác chiếc máy bay B52 bị rơi xuống Hồ Hữu Tiệp, làng Ngọc Hà, Hà Nội trong đêm 27/12. 40 năm sau, một phần xác máy bay vẫn nằm đó và là niềm tự hào của người dân làng Ngọc Hà nói riêng và cả Hà Nội nói chung.
Ông Nguyễn Văn Ngát ở Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội. Năm 1972, khi B52 đánh vào Uy Nỗ ông là người trực tiếp cứu thương cho nhân dân ở đây. Ngay tối ngày 18/12/1972, ông được nhận quyết định khen thưởng của Thành ủy Hà Nội. 40 năm qua, tờ quyết định khen thưởng vẫn là một kỷ vật gắn liền với ông.
Người đàn ông này là Phan Đình Dục - Trung đội trưởng dân quân, một trong 5 dân quân ngày ấy đã có chiến công bắt sống phi công lái chiếc B52G bị Tiểu đoàn 59, Trung đoàn tên lửa 261 (Đoàn Thành Loa), Sư đoàn 361, Quân Chủng Phòng không – Không quân ở trận địa Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội bắn rơi.
Nhà tù Hỏa Lò, nơi giam giữ các phi công B52bị bắt, nay là một điểm thăm quan nổi tiếng của Hà Nội. Các phi công Mỹ biếm gọi ngục Hỏa Lò là "Hilton Hanoi". Trong các tù binh Mỹ, bị giam ở đây, nổi tiếng nhất có đương kim Nghị sỹ John McCain.
Tượng đài trên phố Khâm Thiên. Đêm 26/12, máy bay Mỹ rải thảm vào khu phố này. 26/12 hàng năm đã trở thành ngày giỗ chung của những gia đình ở phố Khâm Thiên, một tượng đài được dựng lên ở dãy phố này để người dân xa gần có thể đến thăm viếng và cũng là nơi để người dân khối phố tưởng nhớ đến những người đã mất trong chiến dịch B-52 40 năm về trước.
Những đứa trẻ sinh ra trong thời bình. Chúng chỉ biết tới chiến thắng của cha ông dựa trên những hiện vật, những câu chuyện. Nhưng qua 40 năm, giá trị lịch sử và bài học về chiến thắng Điện Biên Phủ trên không vẫn còn nguyên giá trị.