sv1_lfve.jpg
Đảo Quan Lạn ở Quảng Ninh được thiên nhiên ban tặng nhiều sản vật quý, trong đó có con ngán và sá sùng. (Ảnh: Báo Dân Việt)
"Chéc" là dụng cụ dùng để bắt ngán, được làm từ thanh sắt 10, đập dẹt 1 đầu, đầu còn lại cắm miếng gỗ làm tay cầm. (Ảnh: Báo Dân Việt)
Người bắt ngán ở đảo Quan Lạn phải lội sâu dưới bùn lầy, đi tới những gốc cây sú, vẹt- nơi trú ngụ của ngán. 
(Ảnh: Báo Dân Việt)
Khi phát hiện thấy tổ ngán, người bắt nhìn lỗ ngán ước lượng khoảng cách  rồi dùng chéc đánh dần vào, khi nào tổ ngán dậy nước thì thò tay xuống móc ngán lên.
(Ảnh: Báo Dân Việt)
Anh Châu Quốc Đạt, một thợ bắt ngán ở Quan Lạn, cho biết: "Mỗi buổi đi từ 2-4 tiếng bắt được nhiều nhất là 2-3kg ngán, có buổi chỉ được vài lạng".
(Ảnh: Báo Dân Việt)
Giá bán của các loại ngán tùy loại, từ 350.000-420.000 đồng/kg, người bắt ngán có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày.
(Ảnh: Báo Dân Việt)
Ngoài nghề đào ngán, nghề đào và chế biến sá sùng đã thực sự đem lại nhiều nguồn lợi cho hàng trăm gia đình nông dân ở xã Quan Lạn. (Ảnh: Vietnam+)
Khi nhìn đúng tổ sá sùng, tay phải nhanh, chân phải khỏe đạp mai cắm thật sâu để chặn con mồi không để nó lẩn xuống sâu trong lòng cát.(Ảnh: Vietnam+)
Người có tay nghề cao ngày ít đào được 1-2 kg, ngày nhiều có thể lên tới 4 kg sá sùng, bán tươi cũng được gần 1 triệu đồng.
(Ảnh: Vietnam+)
Sá sùng tươi có hình dáng giống giun đất. (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Sá sùng sau khi sấy khô được bán với giá 3 triệu đồng, trừ chi phí, người dân cũng được thu được 800.000-900.000 đồng/kg khô. (Ảnh: Báo Quảng Ninh)./.