Ngày 17/10, Ủy ban Châu Âu đã kết thúc phiên họp và đã thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng Châu Âu chấp thuận để ký chính thức Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (dự kiến cuối năm 2018) và trình Nghị viện Châu Âu phê chuẩn (đầu 2019).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Antonio Tajani. |
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 25/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định, đây là bước phát triển quan trọng thể hiện quyết tâm của cả 2 bên thúc đẩy Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), đóng góp cho quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện và sự ủng hộ đối với thương mại tự do, cùng có lợi và hệ thống thương mại đa phương, mở.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, trên tinh thần đó, 2 bên đang cùng nỗ lực thúc đẩy hoàn tất các thủ tục để có thể sớm ký kết chính thức, phê chuẩn và đưa vào thực thi hiệp định này.Tín hiệu tích cực về EVFTA từ chuyến thăm EU của Thủ tướng
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang nỗ lực thúc đẩy để EU dỡ bỏ “thẻ vàng” đối với thủy, hải sản Việt Nam.
Theo người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng, trong suốt thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã duy trì trao đổi chặt chẽ với phía EU, cung cấp đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của EU để EU sớm dỡ bỏ “thẻ vàng” đối với thủy, hải sản của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, phía EU cũng đã ghi nhận những các nỗ lực của Việt Nam và phía Việt Nam hết sức mong muốn phía EU sớm dỡ bỏ “thẻ vàng” này nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như lợi ích chính đáng của người Việt Nam.
Ngày 23/10 năm ngoái, Ủy ban châu Âu đã “rút thẻ vàng” đối với hải sản Việt Nam, với lý do những nỗ lực của Việt Nam chưa đủ để chống khai thác bất hợp pháp. Trong thời gian bị thẻ vàng, 100% lô hàng hải sản xuất khẩu sang EU bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác làm mất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu,.../.EC kéo dài thời gian phạt “thẻ vàng” thủy sản Việt Nam thêm 6 tháng
Vì sao EU chưa gỡ “thẻ vàng” cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam?