Tuy nhiên, ngoài việc “giơ cao khẩu hiệu”, các DN kỳ vọng, với các DN làm ăn uy tín, ngân hàng sẽ xem xét giảm bớt những điều kiện cho vay ngặt nghèo để DN, đặc biệt là khối DN vừa và nhỏ thiếu tài sản thế chấp có thể tiếp cận được vốn.
Ngày 29/4, BIDV chính thức điều chỉnh giảm lãi suất cho vay VND cụ thể như sau: Lãi suất cho vay ngắn hạn, giảm đến 0,5%/năm đối với các khách hàng tốt, vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay trung dài hạn, tối đa không quá 10%/năm đối với các khách hàng tốt, vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Cùng với việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, BIDV đồng thời thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về tín dụng, huy động vốn, tài chính...
Trong thời gian tới, BIDV tập trung đẩy mạnh cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng kiểm soát chặt chẽ quy mô cho vay bất động sản, các dự án BOT, kinh doanh chứng khoán và các lĩnh vực có hệ số rủi ro cao. BIDV tập trung tăng trưởng tín dụng trong các lĩnh vực có hệ số rủi ro thấp, được hưởng lợi từ chính sách hội nhập...
Đại diện Techcombank cũng cho biết, DN vay vốn tại ngân hàng này sẽ được hưởng ưu đãi lãi suất thấp hơn từ 0,5%- 1%. Các DN được hưởng mức lãi suất này là DN có nền tảng tải chính lành mạnh, thỏa mãn các tiêu chí của Techcombank…
Từ nay đến 31/12/2016, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) triển khai gói cho vay ngắn hạn ưu đãi lãi suất thấp dành cho DN. DN cũng được ưu đãi phí thanh toán nội địa, phí thanh toán quốc tế, phí dịch vụ Ngân hàng điện tử… NCB chủ động nghiên cứu, khảo sát thực tế để may đo các sản phẩm doanh nghiệp phù hợp với từng ngành nghề: Sản phẩm tín dụng dành cho các doanh nghiệp giấy Bắc Ninh, sản phẩm cho vay doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Tuần Châu Quảng Ninh, cho vay vốn các DN kinh doanh tại Phú Quốc, sản phẩm cho vay dành riêng cho các doanh nghiệp dầu khí, cho vay doanh nghiệp vận tải, cho vay đại lý xe ô tô… Đặc biệt, NCB có chính sách ưu đãi bảo lãnh dành cho DN xây lắp với tỷ lệ ký quỹ chỉ từ 0%.
Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) áp dụng chính sách lãi suất cho vay ưu đãi đối với các DN hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên phát triển như nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu, DN ứng dụng công nghệ cao.
Đối với các khoản vay trung dài hạn, SHB áp dụng mức lãi suất ưu đãi tối đa 10%/năm; đối với các khoản cho vay ngắn hạn, SHB xem xét giảm lãi suất 0,5% so với mức lãi suất hiện hành. Tính đến 31/3/2016, tổng tín dụng đối với khách hàng DNNVV đã chiếm 55% tổng dư nợ khách hàng DN của SHB. Trong đó, lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng 40%, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển chiếm 10%, lĩnh vực xuất khẩu chiếm 9% và các DN ứng dụng công nghệ cao chiếm 2%.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều hành linh hoạt các chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, kiềm chế lạm phát để đảm bảo giá trị tiền đồng, duy trì mặt bằng lãi suất hợp lý, ổn định thị trường ngoại tệ, giảm thiểu tình trạng đô la hóa, nâng cao dự trữ ngoại hối góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Thủ tướng cũng chỉ đạo NHNN tập trung làm tốt hơn nữa thủ tục hành chính, hoàn thiện quy trình hồ sơ vay vốn, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng.Thủ tướng cam kết tạo sân chơi bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp
“NHNN chỉ đạo các TCTD nghiêm túc tiết giảm chi phí đảm bảo lãi suất cho vay phù hợp, tổ chức đối thoại thường xuyên, cùng tháo gỡ những khó khăn cho khách hàng, doanh nghiệp...," Thủ tướng yêu cầu./.Thủ tướng đối thoại doanh nghiệp: 10 giải pháp, 6 việc cần làm ngay