Con phi vừa sống ở nước mặn, vừa sống ở nước lợ. Nó trông giống con trai biển, nhưng vỏ mỏng hơn. (Ảnh: Cinet) |
Bắt phi là một công việc khó nhọc và vất vả vì phi sống sâu dưới cát cả nửa mét, Đào phi phải dựa vào lúc nước cạn, trời yên biển lặng phi mới chịu đưa vòi lên kiếm ăn. (Ảnh: Cinet) |
Vì là một hải sản quý cùng với việc tìm bắt khó khăn nên giá phi rất đắt, người có thu nhập trung bình ít khi mua ăn. Phải khi nhà có người ốm mới mua về ăn cho lại sức. (Ảnh: Cinet) |
Con phi lớn nhất dài cả gang tay có ruột dày trắng ngần và có 2 tua dài. (Ảnh: dulichhanoi.vn). |
Sau khi bắt được phải ngâm phi trong nước muối nhạt, để phi nhả hết cát. Phi còn sống khi chế biến món ăn mới giữ được hương vị đặc trưng. (Ảnh: doisong.vn) |
Nhiểu nơi ở Thanh Hóa có phi, nhưng chỉ có phi Cầu Sài, ở đoạn sông Trà giang từ Văn Lộc chảy qua Cầu Sài nối liền hai xã Thuần Lộc (Hậu Lộc) và Hoằng Xuyên (Hoằng Hóa) là Phi ngon nổi tiếng nhất. (Ảnh: thanhhoatourism). |
Cách chế biến đơn giản nhất là tách ruột phi để nấu canh. Dùng mũi dao nhọn tách con phi ra khỏi vỏ, hứng lấy nước từ ruột phi chảy ra, để một lát cho cát lắng xuống, rồi chắt lấy nước trong cho vào nồi; thêm một lượng nước vừa đủ để nấu canh. (Ảnh: thanhhoatourism). |
Chỉ cần đun nước phi sôi lên, nêm một lượng gia vị vừa đủ rồi thả ruột phi vào khoắng đều, đến khi sôi bùng lên phải bắc ra ngay; cho hành và lá chanh vào là có một bát canh phi với mùi vị đặc trưng. (Ảnh: Cinet) |
Ngoài món canh, người ta có thể dùng ruột phi để chế biến món xào. (Ảnh: thanhhoatourism). |
Cháo Phi bổ dưỡng và lành, nhất là đối với người sau khi vừa ốm dậy. Người già và trẻ em ăn phi rất tốt, công hiệu đối với người mắc bệnh ra mồ hôi trộm. (Ảnh: Cinet) |
Hay đơn giản hơn là món phi hấp sẽ giữ được nguyên hương vị đặc trưng và bổ dưỡng. (Ảnh: samson.org.vn)./. |