Thấy người nông dân thường bỏ phí rơm rạ trên cánh đồng ruộng, xót của ông Mạnh nảy ra ý tưởng làm chiếc máy gom rơm đa năng và kiếm được chục triệu mỗi ngày nhờ công việc này.

ban_rom_zaid.jpg
Mỗi cuộn rơm được bán với giá 20.000 đồng

Ông Trần Đức Mạnh (xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh) đang loay hoay vận chuyển phấn khởi cho biết, rơm rạ hiện tại rất đắt hàng. Hơn 10 ngày nay, khách hàng đặt liên tục nhưng không đủ cung cấp. Bình quân mỗi ngày, ông Mạnh gom 500–550 cuộn rơm, bán với giá 20.000 đồng một cuộn, ông thu về hơn 10 triệu đồng và lãi hơn một nửa.

Vì lợi nhuận từ rơm lớn nhưng lượng không đủ cung cấp kịp cho khách, ông Mạnh còn thuê thêm 2 lao động gom rơm thêm. Ông cho hay 3 ngày trước, có khách hàng điện thoại đặt bao tiêu 1.000 cuộn rơm một ngày nhưng ông từ chối vì nhân công, máy thu gom không kịp theo đơn đặt hàng.

Theo ông Mạnh, do năm nay, tình hình hạn hán khốc liệt kéo dài dẫn đến thức ăn cho gia súc thiếu nên lượng rơm rạ tiêu thụ mạnh. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Bình quân mỗi ngày ông gom rơm từ 2-3ha. Rơm được ông dùng máy cuộn chặt, tròn đều, gọn nên dễ dàng thuận tiện cho việc sắp xếp và vận chuyển.

Ông Trần Đức Mạnh chia sẻ, trước đây người nông dân thường bỏ phí rơm rạ trên cánh đồng ruộng, xót của ông nảy ra ý tưởng làm chiếc máy gom rơm đa năng. Máy có kết cấu gọn nhẹ, vận chuyển được mọi địa hình, vừa gom và nâng rơm được lên xe. Sau khi chế tạo thành công, chiếc máy đã vận hành vào vụ đông xuân 2015–2016, giúp ông gom rơm và kiếm tiền triệu mỗi ngày./.

Rơm rạ đắt như tôm tươi

Ngoài rơm phục vụ cho chăn nuôi, thì người nông dân lấy rơm để trồng nấm, nhiều chủ ruộng hiện nay cũng có nguồn thu nhập từ việc bán rơm rạ.