Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), dư cung dầu thô nửa đầu năm nay ít hơn 40% so với ước tính cách đây một tháng, vì tiêu dùng mạnh hơn dự báo trong khi các yếu tố gián đoạn khiến nguồn cung giảm đi.
Dù vậy, lượng hàng tồn kho dư thừa lớn được tích lũy trong nhiều năm dư cung sẽ vẫn hạn chế việc đà tăng của giá dầu.
IEA cho rằng, thị trường dầu mỏ thế giới sẽ cân bằng vào năm 2017 do nhu cầu tăng nhanh hơn sản xuất. Ngoài ra, dư cung dầu thô hiện thấp hơn nhiều so với suy đoán trước đó.
Cơ quan tư vấn chính sách năng lượng cho 29 quốc gia cho hay, giữa năm 2016, thị trường dầu mỏ có vẻ đang cân bằng. Số dầu được dự trữ ít hơn so với dự báo lúc đầu do nhu cầu mạnh hơn đáng kể và các đợt cắt giảm nguồn cung bất ngờ.
Giá dầu tại New York tăng khoảng 80% từ mức đáy 12 năm lập ra hồi tháng 2, để giao dịch cận mốc 48 USD/thùng. Sự sụt giảm trong đầu tư, cháy rừng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ở Canada và các đợt tấn công quân sự ảnh hưởng đến xuất khẩu Nigeria là những lý do khiến giá dầu đi lên.
Lượng cung lớn hơn nhu cầu khoảng 800.000 thùng dầu/ngày trong nửa đầu năm nay, thay vì nhiều hơn đến 1,3 triệu thùng dầu/ngày như ước tính trong báo cáo tháng trước. Chuyện tái cân bằng thị trường có thể xuất phát từ lý do ở Canada, Nigeria vaf Libya.
Vào năm 2017, nhu cầu dầu thô toàn cầu sẽ tăng thêm 1,3 triệu thùng/ngày - bằng với tốc độ năm nay, để đạt con số 97,4 triệu thùng/ngày. Sản lượng của các quốc gia không thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tăng “khiêm tốn” 200.000 thùng/ngày. Ở Mỹ, hoạt động sản xuất dầu đá phiến bắt đầu phục hồi vào giữa năm tới, với sản lượng trung bình năm 2017 là 190.000 thùng/ngày hoặc thấp hơn.
Theo IEA, nhu cầu vượt tăng trưởng hiện đã vượt quá nguồn cung từ các nước ngoài OPEC (khoảng 200.000 thùng mỗi ngày). Thêm vào đó, sản lượng dầu của Mỹ trong năm 2017 cũng sẽ giảm khoảng 190.000 thùng/ngày sau khi đã tụt xuống mức 500.000 thùng/ngày trong năm nay. Dự trữ toàn cầu cũng sẽ giảm khoảng 100.000 thùng/ngày trong cả năm 2016.
Do nhu cầu tăng cao đã vượt quá mức cung của các nước ngoài OPEC, nên OPEC cần phải cung cấp được trung bình 33,5 triệu thùng/ngày trong năm tới, tức hơn 900.000 thùng/ngày so với mức 32,6 triệu thùng/ngày mà 13 thành viên của tổ chức này bơm ra hồi tháng 5.
Hiện nay, Iran là thành viên tăng trưởng mạnh nhất trong OPEC nhờ sản lượng dầu phục hồi sau khi nước này được dỡ bỏ lệnh cấm vận quốc tế. Ước tính, sản lượng dầu của Iran tăng thêm 100.000 thùng/ngày lên mức 3,7 triệu thùng/ngày vào năm tới./.OPEC hết thời kiểm soát thị trường dầu mỏ thế giới?