Mỗi năm có đến 20 triệu đám cưới được tổ chức ở Ấn Độ, và vàng luôn được coi là người bạn đồng hành thân thiết với mỗi cô dâu trong ngày vui của mình. |
Nhu cầu vàng dùng trong đám cưới tại Ấn Độ lớn đến mức có thể làm chao đảo cả thị trường kim loại quý này. |
Cô dâu Ấn Độ luôn bị phủ kín người bằng kim loại trang sức quý trong ngày thành hôn của mình. |
Ở Ấn Độ, nhiều người quan niệm: Không có vàng coi như chưa có đám cưới. |
Bất kể giàu hay nghèo, địa vị xã hội như thế nào, đám cưới ở Ấn Độ nhất định phải có vàng. |
Ngày tổ chức hôn lễ là dịp gia đình cô dâu chú rể đem hết tài sản, đồ trang sức của mình ra khoe trước mặt các vị quan khách. |
Đôi khi, khách đến dự đám cưới còn đeo nhiều vàng hơn cả cô dâu. |
Cô dâu tận dụng vàng làm đồ trang sức tóc, khuyên mũi, khuyên tai, vòng cổ, vòng tay chân... |
Cô dâu Ấn Độ đeo trang sức nặng trĩu. |
Hiện Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng đứng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc), chiếm ¼ nhu cầu thị trường toàn cầu. |
Theo thống kê của Hội đồng Vàng Thế giới, hàng năm Ấn Độ mua tới 1.000 tấn kim loại quý hiếm. |
Tuy nhiên năm nay thị trường vàng tại quốc gia này có phần ảm đạm bởi theo lịch Hindu, năm nay không có nhiều ngày đẹp để cho các cặp đôi tổ chức lễ cưới. |
Bên cạnh đó, chứng kiến giá vàng lên xuống bất thường, có những lúc giảm liên tục, khiến nhiều khách hàng mong muốn mình sẽ mua được với giá rẻ hơn, nên thường chờ đợi. |
Hiệp hội vàng bạc đá quý Ấn Độ (IBJA) dự đoán cầu tại thị trường vàng ở Ấn Độ trong năm nay sẽ giảm từ 811 tấn năm 2014 xuống chỉ còn 700 tấn. Nông dân Ấn Độ là đối tượng chiếm 2/3 lượng tiêu thụ vàng nội địa. Họ coi vàng là một cách để dự trữ, đầu tư quỹ tài sản của mình thay vì gửi tiền vào ngân hàng./. |