Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp với Quỹ Rosa Luxemburg Stifung của Đức phối hợp tổ chức Hội thảo "Phát triển nông nghiệp bền vững trong hội nhập ASEAN" tại Hà Nội từ 15-16/9/2016.

vov_hoi_thao_nong_nghiep_bqci.jpg
Các đại biểu trong nước và quốc tế tích cực thảo luận ở Hội thảo

Các đại biểu tại Hội thảo tập trung thảo luận nhiều nội dung liên quan đến tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến ngành nông nghiệp trong khu vực, trong đó có Việt Nam, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của các nước ASEAN trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Tham luận chính tại Hội thảo bao gồm: Các mô hình phát triển doanh nghiệp xã hội do nông dân khởi xướng ở các vùng nông thôn của diễn giả Indonesia; Chính sách và biện pháp hỗ trợ nông nghiệp ở Trung Quốc; Kinh nghiệm tổ chức phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Campuchia; Kinh nghiệm của Ấn Độ về phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế; và Sự tham gia của các tổ chức nông dân vào các chương trình công cho phát triển nông nghiệp do diễn giả Philippines trình bày.

Đại biểu tại Nhật Bản chia sẻ các phương thức canh tác nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường bằng cách áp dụng cây trồng che phủ với các tác động qua lại. 

Nông nghiệp hữu cơ là vấn đề đang "hot" tại Việt Nam và nhiều quốc gia trong khu vực và quốc tế (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia trong nước thảo luận về những giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ, chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển nông nghiệp hàng hóa, đồng thời nêu bật những câu chuyện thành công về mô hình trang trại hữu cơ tại một số địa phương ở Việt Nam.

Với khoảng 70% dân số là nông dân, nông nghiệp luôn là một lĩnh vực vô cùng quan trọng đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, chiếm gần 2% GDP của cả nước./.