Việt Nam hiện đứng thứ 15 trên thế giới về giá trị xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản của nước ta chưa bền vững vì còn xuất khẩu nhiều qua đường tiểu ngạch. Vậy giải pháp pháp nào để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chính ngạch vào các thị trường phát triển?
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phát biểu tại hội thảo. |
Đến đầu tháng 11 năm nay, ngành nông nghiệp nước ta đã suất siêu 7,45 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay chưa bền vững. Vì xuất khẩu của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc, quy mô sản xuất của doanh nghiệp còn nhỏ lẻ, phân tán…
Theo nhiều đại biểu dự hội thảo, để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chính ngạch vào các thị trường phát triển thì nông sản của Việt Nam là phải chuẩn và chất.
Cụ thể là hàng hóa xuất khẩu phải có giấy chứng nhận quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, chứng chỉ GlobalGAP được xem là giấy thông hành tốt để đưa sản phẩm vào các hệ thống phân phối trên thế giới. Vì các nhà bán lẻ rất quan tâm về các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Để đạt tiêu chuẩn và các điều kiện được cấp chứng chỉ GlobalGAP thì doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí và thời gian. Để hỗ trợ doanh nghiệp vấn đề này, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã cùng GlobalGAP xây dựng tiêu chí Local G.A.P, đây là bước trung chuyển để đưa nông sản vào thị trường xuất khẩu. Sau bước đệm này, các doanh nghiệp sẽ có thời gian và điều kiện để thực hiện thêm nhiều tiêu chí khác để đủ điều kiện được cấp chứng chỉ GlobalGAP.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, “trách nhiệm của các nhà bán lẻ rất quan trọng cho nên họ bắt buộc chúng ta phải có chứng chỉ GlobalGAP. Khi chưa có chứng chỉ này, ứng trước chứng nhận Local G.A.P người ta cũng chấp nhận. Hiện nay, các nhà bán lẻ ở khắp nơi trên thế giới kiểm tra nghiệm ngặt chất lượng hàng hóa. Vì vậy chúng ta phải quan tâm đến chứng chỉ GlobalGAP nếu muốn xuất khẩu nông sản ra thế giới”./.Xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào EU: Khó mà dễ!
Xuất khẩu nông sản còn “vướng” nhiều hàng rào kỹ thuật