Vào tháng 5/2014, Ngân hàng trung ương châu Âu và các ngân hàng trung ương nước thành viên đã ký Thỏa thuận Vàng các Ngân hàng Trung ương (CBGA). Thỏa thuận này cho biết các ngân hàng trung ương “hiện không có kế hoạch bán một lượng lớn vàng” và sẽ kéo dài trong 5 năm, bắt đầu từ tháng 9/2014.
10. Ấn Độ
Dự trữ vàng chính thức: 557,7 tấn
Tỷ lệ dự trữ vàng trong dự trữ ngoại hối: 7,3%
Nhập khẩu vàng của Ấn Độ được dự kiến sẽ giảm năm thứ 3 liên tiếp, trong khi Ngân hàng trung ương nước này đang hạn chế nhu cầu mua vàng của người dân. Nhập khẩu vàng được cho là nguyên nhân khiến Ấn Độ thâm hụt tài khoản vãng lai cao và đồng nội tệ liên tục mất giá. Thống đốc ngân hàng nước này Raghuram Rajan trước đây còn cho rằng Ấn Độ có thể trả nợ bằng vàng.
9. Hà Lan
Dự trữ vàng chính thức: 612,5 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 54,3%
Một lượng lớn vàng dự trữ của Hà Lan hiện đang cất giữ tại Mỹ, và một phần tại Canada và Anh. Chỉ khoảng 10% vàng của nước này được giữ tại Amsterdam. Đầu năm nay, nước này đã lên kế hoạch vận chuyển bớt loại kim loại này về nước.
8. Nhật Bản
Dự trữ vàng chính thức: 765,2 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 2,5%
Dự trữ vàng của Nhật Bản năm 1950 chỉ ở mức 6 tấn. Tuy nhiên sau 9 năm, con số này đã tăng 169 tấn so với năm trước đó. Năm 2011, Ngân hàng trung ương Nhật Bản phải bán vàng để bơm 20.000 tỷ Yên vào nền kinh tế, nhằm trấn an các nhà đầu tư sau thảm họa kép sóng thần và hạt nhân.
7. Thụy Sĩ
Dự trữ vàng chính thức: 1.040 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 8%
Tháng 7 vừa qua, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ báo cáo lượng dự trữ ngoại hối đã tăng 17,7 tỷ USD chỉ trong nửa đầu năm, một phần do giá vàng phục hồi.
Năm 1997, Thụy Sĩ xem xét bán ra một phần vàng dự trữ vì cho rằng chúng không còn được coi là cần thiết cho các chính sách tiền tệ. Theo đó, Thụy Sĩ đã bắt đầu bán 1.300 tấn vàng từ tháng 5/2000 và không bán thêm từ năm 2009 đến nay.
6. Trung Quốc
Dự trữ vàng chính thức: 1.054,1 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 1,1%
Trung Quốc đã vượt qua Ấn Độ trở thành nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới năm 2013. Tuy nhiên, vàng chỉ chiếm phần nhỏ trong dự trữ ngoại hối của 3.700 tỷ USD của Trung Quốc. Việc tăng vàng dự trữ là việc quan trọng đối với Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang tiến hành quốc tế hóa Nhân dân tệ và biến đồng tiền này thành tiền tệ dự trữ.
5. Nga
Dự trữ vàng chính thức: 1.094,7 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 9,7%
Nga đã tăng dự trữ vàng kể từ tháng 2/2014, vượt qua cả Thụy Sĩ và Trung Quốc . Đầu tháng 8, Ngân hàng trung ương Nga cũng tuyên bố sẽ mua thêm vàng, đồng thời đa dạng hóa dự trữ ngoại hối ngoài USD và Euro, để tránh ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của phương Tây.
4. Pháp
Dự trữ vàng chính thức: 2.435,4 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 65,1%
Pháp đã bán ra 572 tấn vàng và chuyển khoảng 17 tấn cho Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) vào năm 2014. Từ đó đến nay họ chưa bán thêm vàng dự trữ do cho rằng đây là loại tài sản an toàn và cân bằng thị trường tài chính nước này.
3. Italy
Dự trữ vàng chính thức: 2.451,8 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 67%
Italy không bán vàng dự trữ kể từ năm 1999. Tuy nhiên, năm 2011, các ngân hàng nước này đã tìm đến Ngân hàng trung ương để mua vàng và củng cố bảng cân đối kế toán trước kỳ sát hạch nhà băng tại châu Âu.
2. Đức
Dự trữ vàng chính thức: 3.384,2 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 68,4%
Ngân hàng trung ương Đức bắt đầu giảm dự trữ vàng từ tháng 10 năm ngoái. Ngân hàng trung ương nước này thường bán 6-7 tấn vàng cho Bộ Tài chính mỗi năm.
1. Mỹ
Dự trữ vàng chính thức: 8.133,5 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 71,9%
Mỹ từng đạt trữ kỷ lục với 20.663 tấn vào năm 1952, sau đó giảm dần và lần đầu tiên xuống dưới 10.000 tấn là vào năm 1968./.