Ráo riết tăng vốn, không chia lãi
Ngày 18/4 tới, Techcombank tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2015. Theo tài liệu vừa công bố, Techcombank sẽ trình cổ đông thông qua việc duy trì khoản lợi nhuận còn lại có thể phân phối của ngân hàng hơn 1,340 tỷ đồng dưới hình thức lợi nhuận không chia để phục vụ hoạt động kinh doanh.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2015, Techcombank sẽ trình cổ đông chỉ tiêu tổng tài sản 190,003 tỷ đồng, tăng trưởng 7,4%. Tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 3%. Lợi nhuận trước thuế năm 2015 dự kiến đạt 2,000 tỷ đồng, tăng trưởng 49% so với năm trước. Ngoài ra, sẽ trình phương án xử lý trái phiếu chuyển đổi. Theo đó, ngân hàng đã phát hành 3,000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi vào tháng 12/2010 có kỳ hạn 10 năm. Trái phiếu được phép chuyển đổi thành cổ phần của Techcombank với giá chuyển đổi ban đầu 17,188 đồng/cp và việc chuyển đổi sẽ diễn ra vào năm 2016.
Mục tiêu năm 2015 của MBBank là hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch 2015 đề ra, mục tiêu chiến lược Top 5 hệ thống các NHTM, bên cạnh đó hoàn thành tái cơ cấu chi nhánh, các công ty và dịch chuyển mạnh cơ cấu kinh doanh theo hướng bán lẻ, phát triển phi tín dụng. Theo đó, MB dự kiến tăng tổng tài sản thêm 8-10% so với kết quả năm 2014 là 200.489 tỷ đồng, kế hoạch tăng vốn lên 16.000 tỷ đồng và tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3% (năm 2014 là 2,73%). Ngân hàng này đặt ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 3.250 tỷ đồng, trong đó riêng ngân hàng đạt 3.150 tỷ đồng với tỷ lệ chi trả cổ tức khoảng 10% như năm 2014. HĐQT cũng cho rằng “Việc triển khai Đề án kênh liên kết với Viettel và các sáng kiến chiến lược trọng yếu cần đẩy mạnh hơn nữa”.
Sáp nhập và tái cơ cấu
Với Sacombank, báo cáo của Ban điều hành cho thấy, năm 2014, hoạt động của các công ty con và đơn vị nước ngoài nhìn chung đều tốt, với lợi nhuận trước thuế lũy kế là 133,5 tỷ đồng. Trong số các công ty có Công ty VBĐQ SBJ lỗ 39 tỷ đồng do đang tái cấu trúc hoạt động doanh nghiệp theo quy định của NHNN.
Về kế hoạch 2015, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 3.000 tỷ đồng, cao hơn 5,2% so với thực hiện năm 2014. Tùy tình hình kinh tế vĩ mô thuận lợi hay bất lợi mà chỉ tiêu này có thể được điều chỉnh tăng/giảm 10%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức không quá 2,5%; Tỷ lệ cổ tức phân phối là 8 - 10% vốn cổ phần.
Báo cáo của Hội đồng quản trị Sacombank có điểm đáng chú ý về việc sáp nhập 2 ngân hàng (Sacombank- Phương Nam). Hội đồng quản trị cho biết hiện 2 ngân hàng đã hoàn tất Đề án sáp nhập, đang chờ ý kiến chấp thuận về nguyên tắc của NHNN và các cơ quan hữu quan. Năm 2015, sau khi có ý kiến chấp thuận của NHNN, HĐQT Sacombank sẽ tiếp tục phối hợp với HĐQT Phương Nam tập trung chỉ đạo, triển khai kế hoạch sáp nhập cùng 2 ngân hàng một cách có hiệu quả nhất.
Còn theo tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông 2015 tổ chức ngày 22/4 tới đây của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), về hoạt động tái cơ cấu, sau hai năm thực hiện Phương án tái cơ cấu ngân hàng theo phê duyệt của NHNN, ACB đã giải quyết được cơ bản một số vấn đề tồn đọng, hoạt động kinh doanh được tăng cường và năng lực cạnh tranh được củng cố. ACB cho biết trong năm 2014 đã trích lập toàn bộ dự phòng cho lộ trình năm 2014 và trích bổ sung một phần cho lộ trình năm 2015. TNHH MTV Tài chính tổng hợp Ngân hàng Á Châu với vốn điều lệ khoảng 500 tỷ đồng.
Lý do của ACB đưa ra là: Hiện nay, trong số các nghiệp vụ tài chính mà ACB cung cấp cho khách hàng có các nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng, cho thuê tài chính, và bao thanh toán. Trong khi tới đây, NHNN có thể sẽ ban hành Thông tư quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng và quy định về hoạt động tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính.
Hai văn bản nói trên một khi được ban hành, sẽ có tác động đến ngân hàng thương mại và ngân hàng sẽ không còn được cho vay tiêu dùng, tùy theo lộ trình do NHNN quy định. Vì vậy, để chuẩn bị cho việc ACB tiếp tục hoạt động kinh doanh về cho vay tiêu dùng sau khi có các thông tư nói trên, ACB cần thiết phải thành lập một công ty tài chính./.