Tại ngân hàng hợp nhất, nhân viên một phòng giao dịch của ngân hàng Tín Nghĩa tại Hà Nội cho biết, với các khoản gửi mới, lãi suất vàng hiện nay cũng vượt 4%/năm, tính cả lãi suất cộng theo kỳ hạn, số vàng gửi. Với kỳ hạn 2 tháng cho 8 lượng vàng, lãi suất gốc 3,2%/năm, cộng thêm 0,15% ưu đãi khách có sổ vàng gửi lại và thêm số lượng vàng 0,9% thì lãi suất khách hàng nhận được là 4,25%/năm.

Song, đây chưa phải là mức lãi suất cao nhất tại chi nhánh này. Theo lời nhân viên giao dịch, với số vàng nói trên gửi trong 6 tháng, lãi suất cao nhất có thể là 4,55%/năm (lãi niêm yết 3,5%, thêm 0,15% ưu đãi gửi lại vàng và 0,9% ưu đãi số lượng vàng).

Trước khi hợp nhất, lãi suất huy động vàng của ngân hàng này cao nhất chỉ 3,7%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 1 tháng trở lên. Chính vì thế, một số ý kiến cho rằng, việc thành lập một sàn giao dịch vàng do Nhà nước quản lý để tạo ra một “sân chơi” chính thức sẽ giúp giảm bớt các biên động tiêu cực trên, đồng thời đảm bảo quyền được lựa chọn, đầu tư của người dân, hạn chế được sự bùng phát trở lại của các sàn vàng "chui" hiện nay.

Cuối tháng 12, trước khi hợp nhất, Ngân hàng CP Sài Gòn (SCB) tại Hà Nội cho biết, mức trên 4%/năm đã áp dụng từ đầu tháng 12 theo chương trình cộng lãi suất của nhà băng này. Theo đó, lãi suất cao nhất cho kỳ hạn 6 tháng đã lên tới 4,35%/năm, Với khoản gửi từ 10 lượng đến dưới 50 lượng, lãi suất kỳ hạn 1 tháng là 4,25%, cao dần theo hạn mức gửi và độ dài của kỳ hạn. Mức cao nhất có thể tiến tới xấp xỉ 4,5%.

Cuộc chạy đua huy động vàng của các ngân hàng bắt đầu rục rịch từ đầu tháng 10, khi thanh khoản của nhiều đơn vị gặp khó khăn bởi chính sách siết lại kỷ cương lãi suất. Từ mức hơn 1%, lãi suất vàng của nhiều nhà băng vọt lên trên 2%, sau đó vượt 3% và lập đỉnh 4,35%/năm cách đây 1 tuần.

Ngoài ngân hàng hợp nhất, một số ngân hàng thương mại khác như Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), lãi suất huy động chứng chỉ vàng ngắn hạn cho các kỳ hạn 3, 6, 9 và 11 đã lên cao nhất 3,2%/năm, triển khai từ 3/10 đến hết 30/11.

Theo một chuyên gia ngân hàng, có thể một số ngân hàng tìm đến vàng như một giải pháp tạm thời giải quyết áp lực thanh khoản cuối năm. Với số vàng huy động, ngân hàng có thể đem thế chấp, cầm cố để vay vốn. Thậm chí, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã chấm dứt việc chuyển đổi vốn vàng thành tiền, trừ một số ngân hàng thương mại được phép, song không loại trừ khả năng một số ngân hàng vẫn “âm thầm” thực hiện.

Một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng đẩy lãi suất huy động vàng lên được TS. Lê Thẩm Dương nhận định là do giá vàng đang ở xu thế giảm, nên nhu cầu mua của người dân tăng cao.

Nhận xét về việc các ngân hàng đang điều chỉnh tăng lãi suất huy động vàng, theo giám đốc một ngân hàng thương mại, cách huy động này tương đối nguy hiểm. Nếu nhà băng có thể chuyển thành tiền đồng để bù đắp thanh khoản, thì trong trường hợp chênh lệch giá quá cao, ngân hàng có thể phải bù lỗ khi đến kỳ trả cho khách hàng, chưa kể giá vàng luôn biến động khó lường.

Mặc dù việc tăng lãi suất huy động vàng được nhen nhóm từ hồi tháng 10 nhưng chưa có ngân hàng nào bị “tuýt còi” do chưa có quy định khống chế lãi suất huy động vàng. Lãi suất vàng tăng cao, kéo dài sẽ tạo áp lực lên đồng VND./.