Đại diện Ấn Độ và nhiều quốc gia thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kêu gọi cơ chế miễn trừ đặc biệt về quyền sở hữu trí tuệ cho mục đích sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 trên toàn cầu. Cụ thể, Ấn Độ, Nam Phi và 8 quốc gia khác kêu gọi WTO miễn trừ cho các nước thành viên được phép thực thi một số bằng sáng chế và các quyền sở hữu trí tuệ (IPR). Đề xuất này vẫn tuân thủ các hiệp định của WHO về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (gọi là TRIPS) trong một khoảng thời gian nhất định.
Ông Brajendra Navnit, Đại sứ và Đại diện thường trực của Ấn Độ tại WTO cho biết, đề xuất của Ấn Độ, Nam Phi và 8 quốc gia khác kêu gọi WTO miễn cho các nước thành viên thực thi một số bằng sáng chế và các quyền Sở hữu trí tuệ (IP) khác theo Hiệp định của tổ chức về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, được gọi là TRIPS, trong một khoảng thời gian giới hạn. Đề xuất nhằm đảm bảo rằng IPR không hạn chế việc mở rộng quy mô nhanh chóng của việc sản xuất vắc xin và phương pháp điều trị Covid-19.
Trong khi một số thành viên WTO bày tỏ lo ngại, đa số các thành viên còn lại ủng hộ đề xuất này. Ngoài ra, đề xuất miễn trừ TRIPS cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế, cơ quan dân sự toàn cầu.
Theo Đại sứ Brajendra Navnit, đề xuất miễn trừ TRIPS là một phản ứng có mục tiêu và tương xứng đối với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng mà thế giới phải đối mặt ngày nay. Điều này phù hợp với các quy định tại Điều IX Hiệp định Marrakesh của WTO. Nó có thể giúp đảm bảo rằng, mạng sống của con người không bị đe dọa, vì muốn có cơ hội tiếp cận vaccine kịp thời và chi phí hợp lý.
Việc thông qua miễn trừ cũng sẽ thiết lập lại uy tín của WTO, đồng thời cho thấy hệ thống thương mại đa phương tiếp tục phù hợp và có thể cung cấp trong thời gian khủng hoảng. Đây là thời điểm các thành viên WTO hành động và thông qua Chính sách miễn trừ để phục hồi nền kinh tế thế giới.
"Mặc dù việc đưa vaccine vào sử dụng đòi hỏi phải thực hiện các đợt thử nghiệm nghiêm ngặt, nhưng việc làm cho chúng có thể sử dụng được và với giá cả phải chăng sẽ là một bài toán đặt ra cho nhân loại", ông Brajendra Navnit nhấn mạnh.
Theo Đại sứ và Đại diện thường trực của Ấn Độ tại WTO, Ấn Độ, Nam Phi và các nước thấy rằng, đề xuất TRIPS mang lại hiệu quả trong bối cảnh các quốc gia thực hiện biện pháp đóng cửa biên giới nghiêm ngặt trong thời gian giới hạn, nhằm hạn chế sự lây lan của đại dịch.
Trong ấn bản tháng 10/2020 về triển vọng kinh tế thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định: “Rủi ro về kết quả tăng trưởng tồi tệ hơn dự kiến vẫn còn khá lớn. Nếu virus bùng phát trở lại, tiến độ điều trị và vaccine chậm hơn dự đoán, và khả năng tiếp cận của các quốc gia với vaccine vẫn không thể bình đẳng. Đồng thời hoạt động kinh tế có thể thấp hơn dự kiến, với sự giãn cách xã hội mới và phong tỏa chặt chẽ hơn”.
Theo đó, tình hình có vẻ còn tồi tệ hơn dự đoán, thế giới đã mất 7% sản lượng kinh tế so với kịch bản dự kiến trong năm 2019. Điều này có nghĩa là GDP toàn cầu mất hơn 6.000 tỷ USD. Ngay cả khi GDP toàn cầu được cải thiện 1%, cũng sẽ bổ sung hơn 800 tỷ USD sản lượng toàn cầu.
Vấn đề hiện nay là liệu có đủ vaccine ngừa COVID-19 để sử dụng hay không. Ngay cả khi có vaccine, cũng không thể đảm bảo khả năng tiếp cận và điều trị cho phần lớn dân số ở các nước cuối năm 2021.
Vaccine sẽ chỉ đáp ứng cho khoảng 1 tỷ người?
Đại sứ Brajendra Navnit nhận định, hiện nay các điều khoản của hiệp định TRIPS là không phù hợp trong bối cảnh đại dịch. Bởi vì chúng đòi hỏi giấy phép bắt buộc được cấp cho từng quốc gia, từng trường hợp và từng sản phẩm.
Trong đó mọi cơ quan tài phán về sở hữu trí tuệ sẽ phải cấp các giấy phép bắt buộc riêng biệt. Do đó việc hợp tác giữa các quốc gia trở nên vô cùng khó khăn.
"Ấn Độ và các nước khuyến khích sử dụng tính linh hoạt của TRIPS, nhưng việc triển khai tương tự làm mất nhiều thời gian và phức tạp. Bên cạnh đó, chưa có tiến bộ nào đối với Nhóm tiếp cận công nghệ COVID-19 của WHO hoặc sáng kiến C-TAP (khuyến khích sự đóng góp tự nguyện của IPR, công nghệ và dữ liệu) để hỗ trợ chia sẻ toàn cầu và mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm y tế phòng ngừa Covid-19", ông Brajendra Navnit nêu rõ.
Ngoài ra, các sáng kiến hợp tác toàn cầu như Cơ chế COVAX và ACT-Accelerator không đủ để đáp ứng nhu cầu toàn cầu khổng lồ của 7,8 tỷ người. Khi sáng kiến ACT-A đặt mục tiêu mua 2 tỷ liều vaccine vào cuối năm tới và phân phối chúng công bằng trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, với chế độ hai liều hiện nay, vaccine sẽ chỉ đáp ứng cho khoảng 1 tỷ người. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi ACT-A được tài trợ đầy đủ và thành công trong tương lai, sẽ không có đủ vaccine cho phần lớn dân số toàn cầu.
Trong vài tháng đầu tiên của đại dịch, nguồn dự trữ khẩu trang, đồ bảo hộ, chất khử trùng, găng tay và các vật dụng cần thiết khác của COVID-19 đã cạn. Do đó, vấn đề tương tự không nên xảy ra với vaccine. Thế giới đã có thể tăng cường sản xuất các thiết bị cần thiết của Covid-19 vì không có rào cản IPR nào cản trở điều đó.
Trong đại dịch, sự hợp tác của nhiều bên liên quan đã được huy động. Chính kiến thức và kỹ năng được nắm giữ bởi các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia y tế công cộng và các trường đại học đã cho phép hợp tác xuyên quốc gia và nguồn tài trợ công khổng lồ đã tạo điều kiện cho việc phát triển vắc xin trong thời gian kỷ lục - và không chỉ trong sở hữu trí tuệ./.