Tham dự Hội nghị sẽ có lãnh đạo Chính phủ, đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Văn hoá - Thể thao – Du lịch, Giao thông - Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Công thương, Xây dựng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); đại diện cho các tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung; Đặc biệt là cáctổ chức quốc tế như: IMF, WB, UNDP, ADB, JICA, JETRO, KOTRA…), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ, EU…; Các doanh nghiệp: các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp trong nước. Các tổ chức tài chính, ngân hàng, quĩ đầu tư và các cá nhân trong nước quan tâm. Đoàn doanh nghiệp đến từ các nước Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), châu Âu, châu Mỹ, Malaysia, Thái Lan, Singapore và các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam… có nhu cầu đầu tư vào Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Dự kiến, tham dự Hội nghị này có khoảng 400-500 đại biểu.

hop-bao.jpg

Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm TP.Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) là vùng có vai trò động lực rất lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

Tại Hội nghị này, Bộ Kế hoạch – Đầu tư và UBND Quảng Nam tập trung giới thiệu mời gọi các nhà đầu tư trong 3 lĩnh vực: du lịch, dịch vụ cảng biển và khu công nghiệp, khu kinh tế.

Hội nghị tập trung bàn về những vấn đề thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, cũng như tăng cường khả năng thu hút và hấp thụ lượng vốn đầu tư nước ngoài rất lớn đổ vào khu vực này trong những năm qua. Đặc biệt sẽ có thảo luận 2 phiên chuyên đề: thu Thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, bất động sản du lịchvà Thu hút đầu tư vào các Khu kinh tế, Khu công nghiệp. Đó là những vấn đề về phát triển ngành du lịch – một trong những ngành khu vực này có nhiều lợi thế, nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển nhằm khai thác thế mạnh của hệ thống cảng biển, thúc đẩy đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế và tăng cường liên kết vùng trong hoạt động thu hút đầu tư.

Theo ông Đỗ Nhật Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch- Đầu tư) đây là sự kiện xúc tiến đầu tư cấp quốc gia trọng điểm nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước (đặc biệt là FDI) trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ cảng biển và khu công nghiệp, khu kinh tế. Hội nghị cũng là cơ hội, diễn đàn để các tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước trực tiếp gặp gỡ, trao đổi hợp tác đầu tư kinh doanh trong những lĩnh vực mà Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh. Là cơ hội để từng địa phương Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trực tiếp giới thiệu, xúc tiến kêu gọi đầu tư đối với 26 dự án trọng điểm trong 3 lĩnh vực nêu trên.

Sự gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI kể từ năm 2007 với một số dự án quy mô lên đến hàng tỷ USD đã dấy lên một làn sóng đầu tư mới vào Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tính đến hết tháng 3/2010, toàn Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có 384 dự án vốn FDI đăng ký (kể cả cấp mới và tăng vốn) đạt gần 14,5 tỷ USD, chiếm 74,5% về số dự án và 61% về tổng vốn đăng kí của cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Chỉ tính riêng 3 năm gần đây (2007 – 2009), vốn FDI vào vùng đã đạt mức kỷ lục gần 11,3 tỷ USD, hơn gấp 4 lần của 19 năm trước đó cộng lại (giai đoạn 1988 – 2006 chỉ đạt 2,7 tỷ USD).

Với con số này, có thể thấy 3 năm trở lại đây vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có một sức hấp dẫn mạnh mẽ, có sự gia tăng về đầu tư nước ngoài nổi trội.

Với những lợi thế, tiềm năng về hệ thống cảng biển nước sâu, sân bay đều khắp các địa phương, những di sản văn hoá thế giới nổi tiếng, những khu công nghiệp, khu kinh tế với cơ chế, chính sách vượt trội và định hướng phát triển một số ngành công nghiệp lớn có sức lan toả sẽ được phát huy một cách triệt để và hiệu quả góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của toàn vùng và quốc gia. Từng địa phương trong vùng cũng có những lợi thế vượt trội trong việc thu hút đầu tư và độ sẵn sàng cũng như công tác chuẩn bị dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư rất cao, đặc biệt là đón đầu làn sóng đầu tư mới thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế.

Ông Lê Trí Thanh, đại diện địa phương vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cho rằng: Hiện nay, các dự án đầu tư du lịch đều tập ở khu vực trọng điểm miền Trung nhất là thành phố Đà Nẵng và mốt địa phương khác. Đặc biệt du lịch ở đây hội tụ nhiều hình thức về văn hoá, sinh thái, du lịch biển. Đây là lợi thế nổi bật nhất của khu vực này. Các khu kinh tế của từng địa phương trong vùng đều có những chính sách ưu đãi riêng. Một lợi thế nữa là nguồn nhân lực dồi dào, nguồn tài nguyên đất đai phong phú phát triển những dự án du lịch, công nghiệp quy mô lớn có thể tập trung phát triển ở khu vực này. Đặc biệt, các địa phương hết lòng cùng đồng hành với nhà đầu tư để dự án đựơc tạo điều kiện triển khai dự án nhanh nhất khi tham gia đầu tư vào khu vực này.

Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng giao thông đang được đẩy mạnh đầu tư như tuyến hành lang Đông Tây giúp mở rộng không gian kinh tế của khu vực; tuyến đường cao tốc Đà Nẵng, tuyến đường du lịch ven biển nối các tỉnh ven biển miền Trung, hệ thống cảng biển nước sâu đang xây dựng… là những yếu tố chắc chắn sẽ thu hút đầu tư tốt hơn ở khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung./.