Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về các hiệp định thương mại như CPTPP hay EVFTA rất hạn chế. Cụ thể, có tới 63% doanh nghiệp không biết hoặc lần đầu tiên nghe nói về cộng đồng kinh tế ASEAN. Với Hiệp định Đối tác toàn diện Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), con số này lần lượt lên tới 71 và 77%.
Theo TS Vũ Tiến Lộc, bản thân doanh nghiệp, đối tượng được thụ hưởng, chưa có hiểu biết về EVFTA. |
Trong khi đó, các hiệp định thương mại tự do trên được đánh giá là sẽ mở ra tuyến “cao tốc hướng Tây” để kết nối kinh tế Việt Nam với một trong những trung tâm - thị trường hàng đầu thế giới, trung tâm khởi nguồn của công nghiệp thế giới và hệ thống vận hành nền kinh tế chuyên nghiệp, hiệu quả bậc thầy.
Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, điều này cho thấy, bản thân doanh nghiệp – đối tượng thụ hưởng các Hiệp định – cũng không nắm được thông tin.
“Doanh nghiệp chưa hiểu, chưa biết có tồn tại các hiệp định đó trên thế gian này, chứ chưa nói đến việc hiểu đúng, hiểu sâu để vận dụng có hiệu quả”, ông Lộc nhấn mạnh.
Đánh giá về hiệu quả thực hiện các hiệp định thương mại trong thời gian qua, ông Vũ Tiến Lộc cho biết, Việt Nam mới tận dụng được khoảng 40% lợi ích từ các hiệp định. Tuy nhiên, trong số 40% này, khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm tới hơn 70%; Các doanh nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm được một phần nhỏ 30% của con số 40% lợi ích tổng.
Do đó, một trong những bài toán lớn hiện nay về vấn đề nhận thức cho doanh nghiệp cơ quan chức năng cần giải quyết. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, thậm chí là các hộ kinh tế gia đình phải hiểu không phải bước ra thế giới mới cạnh tranh với thị trường thế giới.
“Cạnh tranh thế giới đã đến cửa quốc gia, đến thềm nhà mình rồi. Họ sẽ cạnh tranh với mình, với tư thế là những doanh nghiệp lớn, đứng đầu chuỗi giá trị. Chúng ta có thể phát triển nhanh và bền vững hay không là khu vực tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước có thể vươn lên nắm bắt cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Ông Lộc cũng lưu ý việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam trong bối cảnh mới là Việt Nam phải tham gia vào khâu công nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu, phát triển chứ không thể làm công xưởng gia công lắp ráp đơn thuần của thế giới./.FTA mới không phải “bức tranh màu hồng” cho nông sản Việt
EVFTA tạo lợi thế cho những ngành hàng nào của Việt Nam?