Gạo mầm là một loại gạo được lên mầm từ gạo lứt, còn nguyên phôi, xuất hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản năm 1995, ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang là đơn vị đầu tiên nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất loại gạo mầm với thương hiệu Vibigaba. Đây một bước tiến quan trọng của ngành lúa gạo trong nước khi lần đầu tiên nghiên cứu và sản xuất thành công một sản phẩm gạo thuần Việt có hiệu quả cao trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp một cách hiệu quả.

Tại vùng nguyên liệu lúa gạo Vĩnh Bình, tỉnh An Giang, gạo Vibigaba được sản xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ, truy xuất được nguồn gốc. Vibigaba có nguồn gốc từ giống lúa thơm hạt dài đặc chủng BN1, AGPPS 103. Sau khi xay xát, gạo lức được lên men trong điều kiện thích hợp để các enzyme trong hạt gạo được kích hoạt tạo nhiều chất dinh dưỡng mà đặc biệt trong số đó chính là hoạt chất Gaba hàm lượng cao (150ppm – 200ppm). Đây là điều đặc biệt, không phải nơi nào cũng trồng lúa và hạt gạo có được hàm lượng như vậy.

PGS, TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành nhấn mạnh: “Vùng lúa nguyên liệu được trồng có kiểm soát, các khâu đều theo quy trình, đảm bảo không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hạt lúa nguyên liệu”.

Theo công bố của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới IDF Diabetes Atlas, Việt Nam là quốc gia có 3,16 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (hay tương tương 5,29% dân số trưởng thành trong độ tuổi từ 20 đến 79). Đái tháo đường đang có xu hướng trở thành đại dịch nhưng rất nhiều người dân chưa có sự tìm hiểu về phòng và chống bệnh.

Mới đây, trong một kết quả nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng, Bác sĩ Lương Lễ Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp TP.HCM đã đưa kết luận hiệu quả của gạo mầm Vibigaba trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Hoạt chất Gaba có trong gạo mầm Vibigaba giúp ổn định đường huyết nhờ tác dụng kép, vừa tối ưu hóa hoạt tính của nội tiết tố insulin của tụy tạng, vừa không tăng đường huyết sau bữa ăn do chỉ số đường huyết trong gạo nẩy mầm ở mức trung bình thấp.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng cho rằng, cách để người bệnh tuy ăn no nhưng vẫn ổn định đường huyết là giải pháp vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh tiểu đường, vừa ngăn chặn biến chứng của căn bệnh này. Gạo mầm Vibigaba nên được áp dụng thường xuyên cho bệnh nhân tiểu đường vì giúp kiểm soát cảm giác đói, khẩu phần ăn không quá khắt khe về lượng, bệnh nhân vẫn không tăng đường huyết kéo dài sau bữa ăn. Riêng với các đối tượng có lượng đường huyết ngấp nghé ngưỡng bệnh lý, Vibigaba có giá trị của biện pháp dự phòng.

Cụ thể, theo bác sĩ Hoàng, không nhất thiết phải ăn mỗi ngày, nên sử dụng như một phương tiện hỗ trợ sức đề kháng. Những bệnh nhân tiểu đường trong giai đoạn đường huyết dao động, nên hỗ trợ phác đồ điều trị bằng việc dùng gạo mầm. Tác dụng này cả thế giới đều biết, nhưng việc áp dụng gạo mầm cho người bệnh tiểu đường gần như chưa có công trình nghiên cứu nào. Do vậy, có thể xem như là một sự đột phá để người bệnh giảm lượng thuốc và hóa chất vào cơ thể.

Bên cạnh đó, nhờ cân đối tỷ lệ tinh bột, chất xơ, gạo mầm là phương tiện sinh học để bảo vệ mạch máu cho người bệnh. Các bệnh nhân tiểu đường sau khi sử dụng gạo mầm Vibigaba đều đạt được nồng độ đường trong máu lý tưởng là 120.

Chị Trần Thị Ngọc Thủy, một bệnh nhân bị bệnh tiểu đường sau khi dùng loại gạo này hơn 1 tháng đã cho thấy những kết quả phấn khởi: “Chỉ số đường huyết lúc đầu là 214. Sau 9 ngày sử dụng gạo mầm, thử lại thì đường huyết là 139. Dùng thêm nửa tháng nữa, chỉ còn chỉ 97. Hiện đã ngưng thuốc tiểu đường để chỉ sử dụng gạo mầm và nấm linh chi. Bác sĩ khuyên nên duy trì để ổn định đường huyết”.

Sản phẩm gạo mầm Vibigaba được đông đảo người tiêu dùng Việt Nam đón nhận và đánh giá cao. Qua đó, hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao giá trị lúa gạo Việt. Đây cũng chính là một trong những sản phẩm tiêu biểu từ “chuỗi giá trị hạt gạo” mà Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang đang thực hiện, với mục tiêu nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam./.