EVN mua tối thiểu 70% điện năng từ các dư án điện khí LNG nhập khẩu

VOV.VN - Tỷ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện dài hạn ở mức tối thiểu bằng 70% trong thời gian trả nợ của dự án nhà máy điện khí LNG nhập khẩu nhưng không quá 7 năm.

Bộ Công Thương mới hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG. Nghị định áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư dự án nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, gồm các đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện khí đấu nối vào hệ thống điện quốc gia; Các đơn vị điện lực bao gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đơn vị điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện.

Đối với cơ chế áp dụng cho dự án nhà máy điện khí sử dụng LNG nhập khẩu, Dự thảo Nghị định quy định: Các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư dự án nhà máy điện sử dụng LNG phải chủ động thực hiện các dự án đã có trong Quy hoạch điện theo đúng quy định, bảo đảm hiệu quả. Thống nhất việc các doanh nghiệp phải chủ động đàm phán, ký kết và chịu trách nhiệm về các hợp đồng, thỏa thuận thương mại.

Chính phủ đồng ý nguyên tắc cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện của các nhà máy điện. Trong giai đoạn đến năm 2030, Chính phủ quy định tỷ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện dài hạn ở mức tối thiểu bằng 70% trong thời gian trả nợ của dự án nhà máy điện, nhưng không quá 7 năm nhằm đảm bảo khả thi trong việc thu hút đầu tư, tránh tác động mạnh lên giá bán lẻ cũng như đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng với các loại hình nguồn điện khác trên thị trường điện

Đối với cơ chế áp dụng cho nhà máy điện khí sử dụng khí tự nhiên trong nước, Dự thảo Nghị định quy định: Với những dự án trọng điểm về dầu khí góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền Việt Nam, Chính phủ đồng ý nguyên tắc chuyển ngang giá khí sang giá điện của các nhà máy điện. Bộ Công Thương hướng dẫn cơ chế tiêu thụ sản lượng khí thượng nguồn mỏ khí Cá Voi Xanh, khí Lô B.

Dự thảo Nghị định cũng quy định: Đơn vị phát điện ký hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo mẫu do Bộ Công Thương ban hành, để tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh và bán điện năng của nhà máy điện lên thị trường điện giao ngay. Chi phí mua điện của các nhà máy điện sử dụng khí tự nhiên khai thác trong nước, LNG nhập khẩu là các chi phí hợp lý, hợp lệ và được tính toán điều chỉnh trong giá bán lẻ điện.

Ngôn ngữ hợp đồng sử dụng là tiếng Việt. Bên mua và Bên bán có thể thỏa thuận bổ sung hợp đồng với ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Anh, các bên có thể thỏa thuận tiếng Anh sẽ được ưu tiên áp dụng. Giá điện trong hợp đồng mua bán điện được tính bằng USD, việc thanh toán được thực hiện bằng đồng Việt Nam.

Luật điều chỉnh và giải quyết tranh chấp tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam. Các bên có thể thỏa thuận để áp dụng luật nước ngoài phù hợp với những vấn đề chưa được pháp luật Việt Nam quy định đầy đủ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Để điện khí, điện gió ngoài khơi không “lỡ hẹn” với quy hoạch điện VIII
Để điện khí, điện gió ngoài khơi không “lỡ hẹn” với quy hoạch điện VIII

VOV.VN - Việc phát triển nguồn điện nền trong thời gian tới được dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh thủy điện cơ bản hết dư địa phát triển; nhiệt điện than không được phát triển thêm sau 2030 theo cam kết với quốc tế.

Để điện khí, điện gió ngoài khơi không “lỡ hẹn” với quy hoạch điện VIII

Để điện khí, điện gió ngoài khơi không “lỡ hẹn” với quy hoạch điện VIII

VOV.VN - Việc phát triển nguồn điện nền trong thời gian tới được dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh thủy điện cơ bản hết dư địa phát triển; nhiệt điện than không được phát triển thêm sau 2030 theo cam kết với quốc tế.

Phát triển điện khí LNG: Cần giải pháp để tránh "loạn giá" nhập khẩu khí
Phát triển điện khí LNG: Cần giải pháp để tránh "loạn giá" nhập khẩu khí

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, để tránh "loạn giá" nhập khẩu LNG rất cần vai trò của Chính phủ, ngành ngoại giao, các bộ liên quan hỗ trợ nhà đầu tư để tìm kiếm và hợp tác với các nhà xuất khẩu thích hợp, đảm bảo giá LNG ổn định trong dài hạn.

Phát triển điện khí LNG: Cần giải pháp để tránh "loạn giá" nhập khẩu khí

Phát triển điện khí LNG: Cần giải pháp để tránh "loạn giá" nhập khẩu khí

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, để tránh "loạn giá" nhập khẩu LNG rất cần vai trò của Chính phủ, ngành ngoại giao, các bộ liên quan hỗ trợ nhà đầu tư để tìm kiếm và hợp tác với các nhà xuất khẩu thích hợp, đảm bảo giá LNG ổn định trong dài hạn.

Chưa tháo nút thắt về giá, các dự án điện khí LNG vẫn khó triển khai
Chưa tháo nút thắt về giá, các dự án điện khí LNG vẫn khó triển khai

VOV.VN - Thách thức lớn nhất hiện nay của nhà máy điện khí LNG vẫn là giá thành cao hơn rất nhiều so với giá bán lẻ điện mà EVN bán ra cho nền kinh tế. Bộ Công Thương cũng chưa ban hành khung giá phát điện cho các nhà máy điện khí LNG. Việc cam kết tổng sản lượng điện mua hàng năm từ phía EVN và bao tiêu sản lượng khí hàng năm chưa có cũng khiến nhà đầu tư lo hiệu quả của dự án.

Chưa tháo nút thắt về giá, các dự án điện khí LNG vẫn khó triển khai

Chưa tháo nút thắt về giá, các dự án điện khí LNG vẫn khó triển khai

VOV.VN - Thách thức lớn nhất hiện nay của nhà máy điện khí LNG vẫn là giá thành cao hơn rất nhiều so với giá bán lẻ điện mà EVN bán ra cho nền kinh tế. Bộ Công Thương cũng chưa ban hành khung giá phát điện cho các nhà máy điện khí LNG. Việc cam kết tổng sản lượng điện mua hàng năm từ phía EVN và bao tiêu sản lượng khí hàng năm chưa có cũng khiến nhà đầu tư lo hiệu quả của dự án.